Trong Đạo Mẫu thì nghi lễ Hầu bóng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh các vị Thánh. Hầu đồng và Hầu bóng là thuật ngữ quen thuộc trong tín ngưỡng Tứ phủ. Hầu bóng, trong đó từ Bóng chỉ vị thầp linh nào đó, chiếu, nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông Đồng hay bà Đồng, còn ông Đồng hay bà Đồng chỉ là người hầu hạ cái bóng thần linh ấy.
Người trực tiếp giúp ông Đồng hay bà Đồng trong buổi Hầu bóng là Hầu dâng và Cung văn. Người hầu dâng là giúp những công việc hầu Thánh như: thắp hương, dâng các loại vũ khí, dâng thuốc lá, rượu, trầu… và giúp người Hầu trong việc thay lễ phục. Còn Cung văn thì là những người xướng nhạc và hát cho việc trình diễn của con đồng khi Thánh nhập.
Quan sát một buối Hầu bóng (còn gọi là một “vấn đồng”) ở dạng đầy đủ nhất, thường bao gồm các giá đồng được xếp theo thứ tự của các thánh một cách khá chặt chẽ như sau:
Giá Mẫu:
Mẫu ở đây là Mẫu Liễu Hạnh nhưng được coi gồm 4 ngôi.
- Thiên tiên Thánh Mẫu, đệ nhất cửu trùng thiên, Thanh Vân công chúa.
- Thiên tiên Lục cung Vương Mẫu công chúa.
- Thiên tiên cửu Thiên Huyền Nữ Thánh Mẫu công chúa.
- Tứ vị Vua Bà Hùng Vương Đại Cường quốc gia Nam Hải.
Khi Hầu bóng thì tất cả các Mẫu biến thành một Mẫu và về chứng giám trong ba giá. Cả ba giá chỉ làm cái việc chứng cho vấn đồng chứ không nhập đồng cụ thể như các giá sau. Ở đây biểu ý thể hiện là: Mẫu chỉ là cái mở đầu, cái ban đầu, cái trước hết.
Giá vua Cha
Dân gian tương truyền và cung văn có hát về một Đức Vua Cha Bát Hải, nhưng vai trò của Đức Vua Cha Bát Hải chỉ như một sự chấp nhận của dân gian về cái nguyên lý Âm Dương hoặc chấp nhận của dân gian về cái tục luật: “Đã sinh con thì phải có Cha và Mẹ”. Thực ra không có giá đồng đức Vua Cha. Vì dân gian nói Vua Cha không ứng đồng, song cũng có thể hiểu là Vua Cha = không, vì là không hoàn toàn, thuần khiết, nên không thể ứng đồng được.
Các giá Quan lớn
Nói là Quan lớn nhưng lại được hiểu là con đức Vua Cha có thể ứng vối 5 giá (Ngũ vị Tôn ông) gồm có:
- Quan đệ nhất
- Quan đệ nhị
- Quan tam phủ
- Quan Tứ phủ
- Quan lớn Tuần Tranh
Ngoài ra còn có thêm 2 quan: quan Điều Thất, quan Triệu Trường là hai quan Đức Vua Cha Bát Hải.
Tứ phủ chầu Bà gồm các giá
- Chầu Bà đệ nhất
- Chầu Bà đệ nhị
- Chầu Bà Suối Rút – tức bà chúa Thác Bờ, còn được gọi là Bà Hàn Sơn hoặc Bà Thác Bờ
- Chầu Bà đệ tứ
- Chầu Bà đệ ngũ
- Chầu lục
- Chầu Đệ Thất
- Chầu Bát Nàn (tướng Hai Bà Trưng)
- Chầu Cửu Tỉnh
- Chầu Mời – Đồng Mỏ, còn gọi là Mỏ Ba
- Chầu Bà – Bắc Lệ.
Tứ phủ quan Hoàng, gồm 10 vị
Trong số 10 vị này chỉ nổi lên 3 vị:
- Ông Hoàng Bơ còn gọi là ông Hoàng Ba
- Ông Hoàng Bẩy
- Ông Hoàng Mời (Nghệ An) hay còn gọi là ông Hoàng Mười
Tứ phủ Thánh cô
Gồm 12 cô, trong số 12 cô thì nổi lên 3 cô:
- Cô Bơ
- Cô Chín
- Cô Bé
Tử phủ Thánh cậu
Gồm 4 cậu:
- Cậu Cả
- Cậu Hai
- Cậu Ba
- Cậu Bé
Các giá Trần triều
- Thánh ông Cửa Suốt, cũng gọi là Đức Ông, con trai Đức Hưng Đạo đại vương (chứ không phải Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn).
- Vợ Phạm Ngũ Lão
- Vợ Yết Kiêu
Với hơn 60 vị Thánh trên lại nổi lên những vị được con hương đệ tử chú ý đặc biệt gồm có:
- Mẫu Sòng, tiệc ngày 2 tháng Hai âm lịch
- Mẫu Phủ Giầy, tiệc ngày 3 tháng Ba âm lịch
- Quan lớn Tuần, tiệc ngày 25 tháng Năm âm lịch
- Quan Tam Phủ, tiệc ngày 24 tháng Sáu âm lịch
- Mẫu Hàn, tiệc ngày 12 tháng Sáu âm lịch
- Quan lớn Bảo Hà, tiệc ngày 7 tháng Bảy ấm lịch
- Vua Cha Bát Hải, tiệc ngay 22 tháng Tám âm lịch
- Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ ngày 9 tháng Chín âm lịch
- Mẫu Bắc Lệ ngày 19 tháng Chín âm lịch
- Ông Hoàng Mời, tiệc ngày 10 tháng Mười âm lịch
- Quan Giám sát ngày 2 + 3 tháng Mười Một âm lịch
Trong số các ngày tiệc (giỗ) nổi lên 2 ngày:
- Tháng Tám tiệc Cha
- Tháng Ba tiệc Mẹ
Xem các giá đồng như trên của đạo Mẫu thì Mẫu chỉ là một nguyên lý, là một cái Cốt duy nhất, là một bộ xương (cốt), là một hình hài (hài cốt) được tổ chức lại bởi các giá đồng vừa trai, gái, trẻ, già… Có thể tóm lại như sau:
Cốt là nguyên lý Mẹ, cái bao hàm ở trong, cái đủ của Đạo Mẫu.
Đồng là cái thể hiện ra, cái làm, cái đem ra thi hành, là cái thực hiện của đạo Mẫu để Đạo Mẫu hiện thành muôn loài…
Đạo Mẫu bao gồm trong mình một hệ thống thần linh bản địa, thần linh dân tộc. Thần trong đạo Mẫu là những vị có công dựng nước và giữ nước. Các thần linh đó không phải là con của Mẫu Liễu Hạnh nhưng đồng Tính Mẹ. Các thần linh này về khí chất đều mang tính Âm, về xử sự vối dân tộc thì mang tính Mẹ – Con. Đây là một đạo lý – Đạo lý dân tộc.
Tính Mẫu đã tạọ nên sự đơn giản tột bậc của lý thuyết, của nghệ thụât, của điện thần, điện thờ, nghi thức thờ cúng, vật dâng…