Site icon Văn Cúng Lễ Tết Việt Nam

Những điều cần biết khi cúng cơm cho người đã khuất 

nhung-dieu-can-biet-khi-cung-com-cho-nguoi-da-khuat-1

Cúng cơm cho người đã khuất 

Tính từ ngày chết đến 100 ngày, và trong tất cả 100 ngày đó gia chủ đều cúng, còn gọi là lễ cúng cơm, mỗi ngày 2 bữa. Bữa ăn thường ngày của gia đình như thế nào thì cúng cho người đã khuất như thế. Cúng cơm mỗi ngày trong suốt thời kỳ để tang là 3 năm hoặc 100 ngày, hoặc 1 năm là tuỳ hoàn cảnh và quan niệm của từng gia đình. Điều quan trọng trong mỗi lần cúng là bát đũa… phải dành riêng trong một bữa ăn của gia đình. Điều này mang ý nghĩa nhắc nhở bổn phận con cháu và để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất.

Cũng tùy địa phương, có nơi chỉ cúng hết 49 ngày (tức là lễ chung thất): Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty (tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo Dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc, nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của người xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Cúng trong tuần tốt khốc 

Tính từ ngày chết đến 100 ngày là tuần tốt khốc. Kể từ tuần này trở đi con cháu không khóc nữa. Và vào tuần này con cháu sẽ cúng tế lần cuối cùng trong thời kỳ tang chế.
Tuần tốt khốc còn gọi là tuần “bách nhật” (100 ngày).

Tuần tốt khốc có tế lễ và nghi thức cũng như các cuộc tế lễ khác, có văn tế. Mẫu văn tế như sau:

“Ngày tháng thoi đưa, tới tuần tốt khốc


Cây lặng gió lay, khóc làm sao được 

Cha (mẹ) từ khuất mặt, tưởng linh hồn 

Như ở linh sàng (giường nằm) 

Con khó lòng, thờ lúc chết như thờ lúc sống”. 

 

Exit mobile version