Site icon Văn Cúng Lễ Tết Việt Nam

Những điều cần biết về cúng giỗ bà cô, ông mãnh

nhung-dieu-can-biet-ve-cung-gio-ba-co-ong-manh-2

Cúng giỗ bà cô, ông mãnh

Bà cô, ông mãnh là những con cháu trong gia đình chết yểu, chết trẻ, chưa dựng vợ gả chồng, gặp giờ linh trở nên linh thiêng.

Sự linh thiêng này gia chủ biết được qua báo mộng cho người sống và sự đi về của những vong hồn này, được những người trong gia đình xác nhận qua một vài hiện tượng kỳ lạ xảy ra tỏng gia đình sau những ngày người này chết. Ví dụ: Ban đêm đóm đóm xanh bay vào nhà, trong một hôm cúng lễ đột nhiên chân hương bị hóa…Người xưa cho rằng những hiện tượng đó là sự trở về hoặc sự hiện hồn của người chết.

Thực ra các bà cô, ông mãnh chết đã lâu (ngoài 3 năm) cũng được thờ chung trên bàn thờ tổ tiên, nhưng vì tuổi nhỏ, sợ không dám về hưởng lễ với các cụ trên một bàn thờ chung, cũng giống như trên trần thế, ngày giỗ tết, con trẻ không được ngồi chung, ngang hàng với người lớn. Vì vậy, phải lập một bàn thờ riêng cho bà cô, ông mãnh.

Thông thường thì bàn thờ của bà cô, ông mãnh người ta hay đặt dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ đơn giản chỉ có một chiếc bệ, đặt trên bài vị (thậm chí nhiều gia đình còn không có cả bài vị). Trước bài vị là một bình hương nhỏ, có một hoặc vài ba chiếc đài để đặt ly rượu, đĩa trầu cau, tách nước khi cúng, có thể có một cây đèn nhỏ. Nếu không có cây đèn, mỗi khi cúng sẽ thắp một cây nến, hoặc một ngọn đèn.

Có gia đình có nhiều bà cô, ông mãnh được thờ vào một bàn thờ với một bát hương, một số nhà thờ khác thì mỗi bà cô, ông mãnh có một bát hương riêng.

Cúng giỗ bà cô, ông mãnh, gia trưởng chỉ lâm râm khấn, không lễ vì bà cô, ông mãnh thuộc hàng cháu con. Đôi khi đưa con cháu vào hàng đàn em bà cô, ông mãnh lễ thay.

Những gia đình có thờ bà cô, ông mãnh, khi trẻ nhỏ trong nhà khó ở hay bị ốm đau, người ta thường khấn tới những vong hồn này, cầu xin các vong hồn này phù hộ cho những đứa trẻ ốm đau được khỏi.

 

Exit mobile version