Site icon Văn Cúng Lễ Tết Việt Nam

Những điều cần biết về lễ hợp tự

nhung-dieu-can-biet-ve-le-hop-tu-1

Lễ hợp tự 

Hợp tự ở đây có nghĩa là: Rước tiền linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi.

– Theo phong trào Duy Tân (đầu thế kỷ XX): Gộp chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ, đó là hình thức hợp tự cổ truyền. Song trong phong tục đó còn có nhiều điều bất tiện: Chỉ con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng… nối dòng qua nhiều đời mới được thờ ở nhà thờ chính. Vì vậy con, cháu, chắt những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều nhà thờ lớp con thứ, lớp cháu thứ, lớp chắt thứ… Nếu cứ thế tiếp tục mãi, thì có nơi số nhà thờ còn nhiều hơn cả số nhà ở của người trần. Chính vì lẽ trên nên hồi đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nhiều nơi đã có phong trào tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ. Dẫu cửa trưỏng hay cửa thứ, sau khi mất, hết vòng táng, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà thờ chung của họ. Linh vị xếp theo thế thứ trên dưới. Đến ngày giỗ người nào, thì đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc,- cúng xong lại xếp vào vị trí cũ.

Việc hợp tự như vậy, trước là hợp với tâm linh, con cái ở dưới chân cha mẹ, cháu chắt về với tổ tiên, tượng trưng sự đoàn tụ ở cõi âm, sau nữa là thuận tiện cho việc chung sức hương khói, gắn bó thêm mốì tình ruột thịt trong nội thân. Song thực tế cũng có những gia đình, kinh tế dồi dào hơn, lại ở cách xa nhà thờ, đi lại bất tiện, họ cúng riêng tiện hơn nên không hợp tự. Do đó, ngày nay nên vận động hợp tự theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.

 

Exit mobile version