Site icon Văn Cúng Lễ Tết Việt Nam

Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam

tuc-tho-to-nghe-o-viet-nam-1

Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam

Thờ Tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…

Đôi nét về tín ngưỡng thờ Tổ nghề

Tổ nghể (còn gọi là Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư – chính là người phát minh, sáng lập, gây dựng nên một nghề (thường là nghề thủ công mỹ nghệ) hoặc là người thứ nhất đem nghề ở nơi khác truyền lại cho dân chúng trong một làng hay miền nào đó, được người đời sau tôn thờ như bậc Thánh. Tổ nghề có thể là nam giới hoặc nữ giới.

Nghề thủ công mỹ nghệ ở nước ta rất phát triển, có truyền thống lâu đời, sản phẩm phong phú, đa dạng về chất liệu, kiểu loại. Có thể kể một số nghề như: Nghề dệt chiếu cói, dệt the, dệt lụa, dệt nhiễu, thêu, thợ may, thợ mộc, nghề kim hoàn, chạm bạc, khảm xà cừ, nghề giấy, nghề mây tre, làm nón, nghề sơn, chạm khắc đá, đúc đồng, nghề gốm…. Những người làm nghề thường ở thành phường nhóm, làng (làng nghề). Biết ơn những vị sáng lập truyền nghề cho mình và di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, họ thờ phụng các vị tổ của nghề mình đang làm. Có thể lập bàn thờ Tổ nghề tại gia, và vào ngày tuần tiết, sóc vọng, giỗ tết. Nhưng phổ biến hơn cả là các phường nghề, làng nghề lập miếu, đền riêng để thờ Tổ nghề riêng của nghề mà phường, làng mình đang làm. Đặc biệt, nhiều vị tổ nghề còn được thờ làm Thành hoàng làng.

Trong một năm, lễ cúng Tổ nghề quan trọng nhất là nhằm vào ngày kỵ nhật của vị Tổ nghề, đối với những vị mọi người đều biết hoặc là một ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo một nghề để là ngày kỵ nhật của tổ nghề mình.

Thờ phụng Tổ nghề, người ta cầu mong Ngài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt hoặc lúc đi xa tránh được mọi sự rủi ro. Sau khi công việc có kết quả, người ta làm lễ tạ ơn. Ngày kỵ nhật tổ nghề tại các phường còn gọi là ngày giỗ phường.

Các Tổ sư ngành nghề

  1. Bà chúa nghề tằm: Thời vua Lê Thánh Tông, một viên quan trong triều khi già về Nghi Tàm mở trường dạy học. Một hôm ông ra ngắm cảnh hồ, bỗng thiu thiu ngủ. Trong mộng, ông lạc vào thiên đình, thấy một vị quan quỳ xuống tâu xin Ngọc Hoàng cho công chúa Quỳnh Hoa xuông đầu thai vào nhà họ Trần. Ngọc Hoàng chấp thuận, Trần Vĩ đuợc viên quan trao vào tay một cô con gái.

Chẳng bao lâu sau, vợ ông có mang sinh một đứa con gái đúng như trong mộng. Ông bèn đặt tên con gái là Quỳnh Hoa. Lớn lên, Quỳnh Hoa được gả cho Liễu Nghi tri phủ Hà Trung.

Khi Chiêm Thành sang xâm lược, vợ chồng Liễu Nghi đều ra trận đánh giặc. Thắng trận, vua phong cho Liễu Nghi chức Đô Đài Ngự sử và Quỳnh Hoa là Quận phu nhân. Khi Liễu Nghi mất, Quỳnh Hoa xin về Nghi Tàm. Vốn là người thạo việc trồng dâu, nuôi tằm, về Nghi Tàm, bà chuyên tâm lo nghề ấy rồi phổ biến cho dân chúng trong vùng. Nhờ vậy dân toàn vùng biết nghề này. Sau khi mất, Quỳnh Hoa được tôn là bà chúa nghề tằm, hiện có gần 60 làng thờ bà.

  1. Tổ sư nghề dệt: Ông Nguyễn Diệu, người Ái Châu, Thanh Hoá cùng vợ là người họ Mai tới kinh thành Thăng Long làm ăn buôn bán. Hai vợ chồng cùng nhau mở xưỏng dệt, công việc ngày càng phát đạt. Vài năm sau, ông bà sinh được một cô con gái đặt tên là Nguyễn Thị La. Lớn lên nàng nối nghiệp cha. Với đôi bàn tay khéo léo, vải nàng dệt vừa bền lại đẹp, ai thấy cũng phải trầm trồ thán phục.

Năm 18 tuổi, nàng La kết hôn cùng Trần Thưởng là người Hồng Châu, Hưng Yên. Vài năm sau, Trần Thưởng thi đỗ được bổ làm quan coi sóc việc hộ. Với mong muốn được mở mang nghề dệt, chàng xin vua cho lập một phường dệt ở ven Hồ Tây. Nàng La chuyển về đó lo đảm đương việc dạy dỗ dân làng nghề dệt vải. Từ đó, nghề dệt vải ở đây được phát triển, danh tiếng vang xa.

Trong một lần cầm quân ra trận, Trần Thưởng không may tử trận. Được tin chồng mất, nàng La liền tự vẫn chết theo.

Vua Huệ Tông thương xót cho lập miếu thờ nàng ở phường Nhược Công, phong cho nàng làm Thụ La công chúa.

Ghi nhớ công ơn dạy nghề của bà, dân chúng gọi bà là Bà chúa dệt.

  1. Nghề nhuộm: Ông tổ nghề nhuộm không rõ tên được thờ ở số 18 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nghề nhuộm có ở rất nhiều nơi tại Hà Nội như: Hàng Đào, làng Đồng Lầm, Võng Thị. Không rõ cụ thể tên Tổ nghề nhuộm. Nghề nhuộm phố Hàng Đào có gốc làng Đan Loan, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nghề nhuộm làng Võng Thị có gốc làng Quần Anh, tỉnh Nam Hà

  1. Tổ sư nghề thêu: Ông Tổ nghề thêu là Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khái, người làng Nguyên Bì, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thôn Quất Động, xã Hồng Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội). Ông sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606), mất ngày 12 tháng 6 năm Tân Sửu (1661), từng đỗ tiến sĩ. Trong một chuyến đi sứ phương Bắc, nhờ mưu mẹo và trí thông minh, ông đã học được nghề thêu và nghề làm lọng, về nước, ông truyền bá nghề này cho dân làng Quất Động và một số làng lân cận như: Đào Xá, Tầm Xá, Hướng Dương… Dân thợ thêu các làng này di cư ra Thăng Long hành nghề cư trú tập trung tại hai nơi: phố Yên Thái và đoạn cuối phố Hàng Trông (trước kia gọi là phố Hàng Thêu), và rải rác ở các phố Hàng Nón, Hàng Mành, Hàng Chỉ…
  2. Tổ sư nghề đúc đồng: Tổ sư nghề đúc đồng là ông Khổng Minh Không được thờ ở số 5 phố Châu Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong các tài liệu lịch sử không thấy có tên Khổng Minh Không. Đây có lẽ là dân gian hoà nhập Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không làm một thành Khổng Minh Không. Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không đều được coi là tổ sư nghề đồng của nước ta. Lĩnh nam chích quái có viết về Dương Không Lộ như sau: “Ông họ Dương, tên Không Lộ, vốn xưa làm nghề đánh cá. Một hôm, ông đang đứng ở bến sông, bỗng thấy có một người hình thù cổ quái, đứng bên đường, nhìn ông rất lâu rồi cười mà nói: Người là người cõi tiên sao không học đạo mà lại đi câu cá? Nói xong, liền phất tay áo ra đi. Không Lộ định hỏi thêm thì không thấy đâu nữa. Từ đó, ông bỏ nghề đánh cá vào tu ở chùa Nghiêm Quang, tỉnh Thanh Hoá lấy tên là Không Lộ thiền sư. Sau đến thời Lý Thánh Tông thì ông về tu ở chùa Hà Trạch, tỉnh Hà Bắc. Ông có pháp thuật cao siêu có thể bay trên không, đi trên mặt nước, sai khiến cả thú dữ, biến hoá muôn hình vạn trạng. Đặc biệt ông rất giỏi nghề đúc chuông nặn tượng.

Một lần ông đi sang Trung Quốc, quyên đồng được hàng trăm vạn tạ, đựng vào một cái bao lớn mà các thuyền phương Bắc không thể chở nổi. Ông bèn hoá phép lấy nón làm thuyền, lấy gậy làm chèo, cứ thế chèo chống, chở đồng vệ, đúc thành bốn đồ quý (Tứ bảo) gọi là Yên nam tứ quý.

Sự tích của Không Lộ dân gian nhập vào với Minh Không. Điều này còn tìm thấy trong văn bia chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo (Hành Thiện, tỉnh Nam Hà), chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), chùa La Vân (Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Nên sau này ông tổ nghề đúc đồng lúc thì được gọi là Nguyễn Minh Không, lúc thì lại được coi là Không Lộ.

  1. Tổ sư nghề bún: Ông Tổ nghề làm bún được thờ tại làng Mễ Trì, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Bún là một loại thực phẩm được nhiều người Hà Nội ưa thích. Nó góp phần làm cho nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội phong phú thêm. Người Hà Nội có nhiều món ăn đặc trưng từ bún như: bún thang, bún ốc, bún riêu… mỗi món một hương vị khác nhau. Thậm chí nhiều nơi, ngày xuân, người dân Hà Nội vẫn lưu truyền tục ăn bún ốc lấy may.

Ngày nay, bún không là một loại thực phẩm của riêng Hà Nội, nhưng bún Hà Nội vẫn nổi tiếng vừa trắng, sợi nhỏ, giòn và dai. Xã Mễ Trì (vùng Kẻ Quánh xưa) có nghề làm bún truyền thống. Bún Mễ Trì được coi là bún ngon nhất “ăn mát môi, trôi mát cổ”. Tương truyền ông tổ của nghề này là Hồ Nguyên Thơ, không rõ sống ở đời nào. Ngày nay, người dân Mễ Trì thờ ông ở đình làng. Vào những ngày hội làng, dân làng lại tổ chức hội thi làm bún. Vật phẩm dâng cúng ở đình vào những ngày này cũng không thể thiếu mâm bún.

  1. Tổ sư nghề vàng bạc: Tổ sư nghề vàng bạc là ba anh em họ Trần: Trần Hoà, Trần Điện, Trần Điền sống tại làng Định Công, huyện Thanh Trì vào cuối thế kỷ thứ VI. Ba ông học được nghề này trong một cuộc lưu lạc tại một nước láng giềng, khi về đem nghề truyền dạy lại cho dân làng. Sau này thợ làng Định Công di chuyển về Thăng Long cư trú tại phố Hàng Bạc.

Ngoài ba anh em họ Trần, nghề vàng bạc Thăng Long còn do Tổ nghề Nguyễn Kim Lân truyền dạy. Ông là người vùng nào đến cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được, sau ông đến làng Đồng Xâm, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông dạy nghề cho dân làng Đồng Xâm, sau này một số dân làng Đồng Xâm lên Thăng Long cư trú tại phố Hàng Bạc làm nghề kim hoàn.

  1. Nghề làm giấy: Ông tổ nghề làm giấy không rõ họ tên được thờ tại các làng Hồ Khẩu, Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô, Hà Nội. Không rõ họ tên Tổ nghề. Từ thế kỷ XIII, nghề làm giấy đã có tại thôn Dịch Vọng. Sau đó, nghề này lan truyền dần qua các địa phương ven sông Tô Lịch như: Yên Hoà (tục gọi là làng giấy), Hồ Khẩu, Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô, trong đó tập trung và phát triển nhất là thôn Yên Thái. Truyền thuyết ghi lại, đầu tiên ông Tổ nghề giấy truyền nghề cho dân làng Yên Hoà, rồi lần lượt qua các làng khác.
  2. Tổ sư nghề gốm sứ: Tổ sư nghề gốm sứ Bát Tràng là Hứa Vĩnh Kiều. Hứa Vĩnh Kiều cùng với tổ sư hai làng gốm khác là Đào Trí Tiến làng Thổ Hà và Lưu Phong Tú làng Phù Lãng cùng khởi nghề ở Bát Tràng, sau đi học men gốm tại Thiểm Châu, Quảng Đông, Trung Quốc đã trở về truyền nghề cho dân làng.
  3. Tổ sư nghề khảm trai: Ông Tổ nghề khảm trai là Nguyễn Kim, người làng Thuận Nghĩa, tỉnh Thanh Hoá, sống vào thời Lê Hiển Tông. Ông rất giỏi nghề khảm, vì bị sách nhiễu đã lánh nạn ra làng Chuyên Mỹ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội và truyền dạy nghề cho dân làng này. Sau này dân làng Chuyên Mỹ di cư ra Thăng Long cư trú tại phố Hàng Khay. Trước kia, phố Hàng Khay có đền thờ ông. (Một vài truyền thuyết khác lại cho rằng Tổ nghề khảm là ông Vũ Văn Kim hoặc Trương Công Thành sống vào thời Lý).
  4. Tổ sư nghề quạt: Tổ sư nghề quạt là người họ Đào, tên nôm là Đầu Quạt, người làng Đào Xá, huyện An Tri, tỉnh Hải Hưng. Dân làng Đào Xá sau này chuyển ra Thăng Long cư trú tại phố Hàng Quạt. Họ lập đình Phiến Thị thờ ông tổ họ Đào ở số 4 phố Hàng Quạt.

Nghề làm quạt là nghề truyền thống của người dân Đào Xá. Đến nay, không ai biết chính xác nghề quạt vùng này có từ bao giờ, nhưng nó gắn bó mật thiết vối đời sổng vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.

Quạt của người làng Đào Xá có nhiều loại. Quạt ngà dùng để thờ hay dành cho vua chúa. Loại quạt này thường được trang trí tinh xảo với rồng, lân, phượng… Ngoài ra, còn có các loại quạt giấy, quạt the,.. Nguyên liệu giấy được dùng là loại giấy bản, giấy dó của làng Yên Thái.

  1. Tổ sư nghề rèn: Tổ sư nghề rèn của Hoa Thị (ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) là ông Nguyễn Đức Tài. Ông người làng Hoa Thị, học nghề rèn của một người tiên là Thanh Hoa không rõ người vùng nào, về truyền dạy lại cho dân làng nghề này sau được dân làng thờ làm tổ sư.

Dân làng Hoa Thị vào cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn tức khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã vào Thăng Long lập nghiệp tại phố Hàng Bừa (nay là phố Lò Rèn) và phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến). Một số ít tập trung tại các phốKim Mã, Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng), 0 cầu Dền, phố Huế (hiện nay là khu vực giao giữa phố Huế và Đại cồ Việt).

Trước kia, thợ rèn Hoa Thị chuyên sản xuất các công cụ phục vụ nông nghiệp như: cày, bừa, liềm, hái, cuốc, thuổng, xẻng, mai, móng… Trong kháng chiến, các thợ rèn ở phố Lò Rèn rèn các loại vũ khí thô sơ phục vụ kháng chiến như: kiếm, mã tấu, mác… và cả nòng súng, cò súng… Hiện nay, trong thời kỳ cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, nhưng sản phẩm rèn của Hoa Thị vẫn được người tiêu dùng chấp nhận, sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay là kéo thợ may. Tại phố Nguyễn Khuyên hiện có khá nhiều hàng kéo của thợ rèn Hoa Thị.

Trên khắp đất nưóc ta, còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, mỗi nghề đều có một, hai hoặc nhiều hơn các vị tổ nghề – người có công mở mang tri thức ngành nghề. Trên đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số vị tổ nghề tiêu biểu.

VĂN KHẤN THÁNH SƯ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Tín chủ là:………………………………….

Ngụ tại:………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm……………………………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

Cúi xin Chư vị Tôn thẩn Thánh Sư nghề………..thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, trù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Exit mobile version