Site icon Văn Cúng Lễ Tết Việt Nam

Văn khấn cho lễ Tất Niên

van-khan-cho-le-tat-nien-2

LỄ TẤT NIÊN

Ý nghĩa:

Lễ Tất Niên là tục lễ thờ cúng Tổ tiên từ ngàn đời nay của người Việt, thể hiện tấm lòng của con người đối với Tổ tiên, Trời Đất. Trong ngày 30 Tết, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau chuẩn bị các công việc đón tết, như: lau chùi, trang hoàng, bày trí bàn thờ với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ….Việc cuối cùng của chiều ngày 30 Tết, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất Niên. Nhân dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ gọi lễ cúng Tất Niên là lễ rước ông Vải.

Sửa lễ thắp hương:

Thông thường, mâm lễ cúng gồm có: Mâm ngũ quả, hương thơm, hoa tươi, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng. Ngoài ra, mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay phải có đầy đủ các món ăn ngày tết: Thịt đông, bánh chưng, giò, dưa hành, xôi gấc, thịt gà….bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

VĂN KHẤN CHO LỄ TẤT NIÊN

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm……(Âm lịch và Dương lịch)

Tín chủ chúng con là:……

Ngụ tại:……

Trước án tọa, kính cẩn thưa trình: Mùa đông tàn sắp qua, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, trà rượu, cơm canh thịnh soạn, sửa Lễ Tất Niên, dâng cũng Thiện Địa Tôn thần, phụng hiểu Tổ tiên, truy niệm chư linh.Cúi xin chư vị Tôn thần, liệt vị Gia tiên, bản xứ Tiền Hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, Phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia hòa thuận , lớn bé trẻ già bình an, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam Mô Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

 

Exit mobile version