Những điều cần biết về lễ tiết Trùng Cửu (ngày 9 tháng 9)

Lễ tiết Trùng Cửu (ngày 9 tháng 9)

Tết Trùng Cửu là vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Có nhiều điển tích về ngày Tết này như sau:

– Đời Hậu Hán (25 – 250) có Hoàng Cảnh

Một hôm Phí Trường Phòng bảo Hoàng Cảnh rằng: “Ngày 9 tháng 9 này nhà con có một trận hỏa lớn. Con mau về nhanh bảo người trong nhà, mỗi người làm một cái túi bằng vải đỏ, trong túi đựng hột thù du (một loại tiêu) đeo vào cánh tay. Sau đó cả nhà trèo lên núi cao, uống rượu cúc hoa trong núi. Như vậy có thể tránh được trận hỏa hoạn ấy”. Hoàng Cảnh vội về nhà, làm theo lời thầy dặn. Ngày 9 tháng 9 hôm ấy, cả nhà lên núi lánh nạn. Buổi tối trở về thấy tất cả chó, gà, bò, dê đều chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hàng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu (còn gọi là tết Trùng Dương, vì số 9 là số dương). Sau dần thay đổi tính chất, tết này lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu, làm thơ.

nhung-dieu-can-biet-ve-le-tiet-trung-cuu-ngay-9-thang-9-1

– Sách Phong Thổ Ký lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205 – 1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

  Những điều cần biết về thờ cúng Thổ công

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618 – 907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Cổ thi có câu: “Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao”. “Đăng cao” là lên chỗ cao. “Trùng cửu” và “Đăng cao” đều do điển tích trên.

Tết Trùng Cửu được xem là một ngày để tránh nguy hiểm (giống như Tết Nguyên đán), nhưng theo thời gian người ta đã tổ chức thành một ngày lễ với mục đích khác với ban đầu. Người ta tận dụng thời gian được nghỉ để tiến hành các cuộc đi bộ đường dài. Các cửa hàng thường bán bánh gạo. Người ta uống trà cúc, hoặc uống rượu cúc do nhà làm. Các cuộc đua leo núi cũng khá phổ biến.

Có một tài liệu khác lại cho rằng Tết Trùng Cửu còn được gọi là Tết tưởng niệm mùa thu. Đây là một ngày lễ tương tự như Thanh Minh, khi gia đình thể hiện sự thành kính với tổ tiên. Họ đến khu mồ mả tổ tiên, dọn dẹp sạch sẽ như nhổ cỏ, chăm sóc bia mộ và cúng thức ăn và rượu. Gia đình thường đến viếng mộ và đem theo đồ ăn thức uống để chia sẻ. Phong tục này bắt nguồn từ một truyền thuyết thời Hán. Một thầy bói nói với nhà vua rằng vào ngày 9 tháng 9 sẽ có tai họa, và khuyên nhà vua đi đến một nơi cao để tránh tai họa này. Nhà vua nghe theo, và khi ông quay về nơi ở thì cả một vùng nơi ông ở trước đây đã bị tàn phá.

  Những lưu ý khi khấn tại Chùa

Văn khấn ngày này áp dụng chung với các bài văn khấn vào các ngày tuần tiết, sóc vọng.