Đôi điều cần biết về giỗ hết (đại tường) 

Giỗ hết (đại tường) 

Ngày giỗ hết, tức là ngày giỗ năm thứ hai ngày người chết về cõi vĩnh hằng, hay còn gọi là giỗ đại tường.

doi-dieu-can-biet-ve-gio-het-dai-tuong-1

Trong ngày giỗ đại tường con cháu vẫn còn ăn mặc tang phục xô gai, mũ rơm, chống gậy để cúng giỗ và để đáp lễ khách tới lễ giỗ cha mẹ của mình lần cuối cùng. Lễ đại tường được cử hành long trọng, trong các gia đình giàu có thường diễn ra cuộc tế vong.

Lúc tế lễ con cháu vẫn khóc, tuy nỗi đau theo thời gian (2 năm) đã có phần dịu bớt nhiều. Ngày giỗ đại tường làm cho con cháu nhớ lại lúc lâm chung của người đã khuất và nhắc lại những kỷ niệm sâu xa giữa người chết và người sống. Người chết đã đi xa mãi mãi không bao giò trở lại, nhưng những kỷ niệm kia vẫn sống mãi với thời gian, chẳng thể phai mờ. Vì vậy, người xưa có câu giỗ là: “chung thân chi tang” chính là vì vậy.

Trong ngày giỗ hết, là dịp bà con thân thuộc nhắc đến người đã khuất với rất nhiều kỷ niệm đẹp về người đó. Và một câu thường được mọi người nhắc đến trong ngày lễ đại tường là: “Chóng thật! Mới ngày nào! Sống thì lâu chết chẳng mấy chục đã ra người thiên cổ”. Câu nói ấy mang một ý nghĩa sâu sắc và nhớ thương vô hạn. Với ngày đại tường con cháu sắp sửa bỏ hết tang phục.

  Những điều cần biết về cách cúng giỗ của người theo đạo Phật

Trong ngày đại tường, người ta cũng đốt vàng mã cho người đã khuất và thậm chí vàng mã đốt còn nhiều hơn trong ngày giỗ đầu. Bởi người ta quan niệm rằng, mã đốt năm trước (giỗ đầu) là mã biếu. Nghĩa là: Người chết nhận được đồ dùng của con, cháu đốt trong ngày tiểu tường, phải đem biếu các ác thần để tránh mọi sự quấy nhiễu, cũng giống như trên trần gian xưa, khi đến một nơi nào sinh sống, muốn được sống yên thân, điều đầu tiên là phải đút lót bọn tham quan ô lại. Trước khi đốt mã phải cúng lễ ngay ở mộ người chết và đốt mã ngay trước mộ. Những gia đình khá giả còn làm chay ngay tại mộ, mời tăng ni tới cúng, tụng kinh niệm Phật xong mới đốt mã.

Cỗ bàn trong ngày đại tường rất linh đình. Ngoài việc “trả nợ miệng”, con cháu còn nghĩ rằng từ trước tới ngày này, hương hồn của người đã khuất còn luôn luôn phảng phất trong nhà, nhưng rồi đây, sau ngày lễ trừ phục, người khuất sẽ ít về thăm con cháu hơn. Bởi thế con cháu muốn dâng một bữa tiệc thịnh soạn cho người đã khuất trước lễ trừ phục.

Ngày đại tường hết, ngày giỗ năm sau, năm thứ ba người khuất đi xa là những ngày giỗ thường hay được gọi là ngày kỵ nhật. Việc cúng lễ sẽ cử hành như những người qua đời trước. Bởi thế ngày giỗ hết là ngày giỗ trọng đại nhất trong tất cả những ngày giỗ.

  Đôi điều cần biết về tục thờ cúng của người Nùng