Đôi điều cần biết về tục thờ cúng của người Nùng

Tục thờ cúng cùa người Nùng

Người Nùng phân bố ở khá nhiều nơi thuộc các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang… Đời sống tinh thần của người Nùng khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là các nghi lễ cúng bái.

Mỗi bản người Nùng có một đình, miếu thờ Thành hoàng hoặc thờ Thổ công, là nơi thờ cúng và sinh hoạt chung của dân bản. Người thực hiện lễ cúng tại miếu thờ là cai đám. Muốn làm cai đám phải xin âm dương vào dịp cuối năm và phải nấu cháo, nấu chè cho cả làng ăn vào dịp làng có việc. Cai đám không được chia ruộng, chỉ được cỗ biếu.

Tại miếu thờ, mỗi năm người Nùng tổ chức cúng vài lần vào những dịp lễ Tết, tháng Giêng, tháng 8, trong ngày lễ Thượng điền, Hạ Điền, Hạ tịch, sau khi đã cày cấy xong. Ngoài ra, khi đồng ruộng có nhiều sâu bọ cắn lúa người Nùng cũng làm lễ cúng gọi là lễ khử trùng. Mỗi gia đình góp một con gà, một chai rượu, một ông gạo để cúng thần. Trong khi chuẩn bị các lễ vật một người được phân công phát cây cỏ ở xung quanh, sau đó ông cai bắt đầu cúng, sau khi cúng tất cả quây quần tại đó vừa ăn uống vừa bàn công việc.

doi-dieu-can-biet-ve-tuc-tho-cung-cua-nguoi-nung-1

Khi tiến hành nghi lễ cúng Thổ thần, người Nùng đặt các dấu cấm kỵ ở các ngõ để khách không vào bản, nếu chưa yên tâm họ còn cử một số người gác ở đầu bản, nếu khách đã ở trong bản họ sẽ thịt gà mời ăn một bữa và yêu cầu khách ra khỏi bản trong thời gian cấm kỵ (trong và sau khi làm nghi lễ). Theo quan niệm của người Nùng nếu có khách ở lại trong bản thì việc cúng bái không có kết quả. Hai, ba ngày sau khi cúng, cấm mọi người không ai được mang thịt, lá xanh vào làng, một số nơi người Nùng còn cấm cả xay giã và làm những việc gây ra tiếng động lớn, không được to tiếng mắng chửi nhau.

  Những điều cần biết về lễ cúng dâng sao giải hạn

Để làm lễ tịch điền, người dân ra đồng dựng lều lập án thờ. Các gia đình đóng góp lễ vật như những lần cúng khác. Điều đặc biệt của nghi lễ này là lông gà được gói vào lá vàng buộc lủng lẳng ở đầu que đem cắm rải rác ngoài cánh đồng, nếu trong lễ cúng ấy mà mổ lợn thì đem giấy bản thấm tiết lợn rồi cũng đem dắt vào que cắm ở các ruộng lúa. Những kiêng kỵ trong buổi lễ này cũng được đồng bào tuân theo nghiêm ngặt như trong các ngày cúng bái ở miếu Thổ thần.