Những điều cần biết về lễ chạm ngõ và lễ xin dâu

Lễ Chạm ngõ 

Sau khi hai bên gia đình đã thỏa thuận và đi đến quyết định cưới, gả, nhà trai sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đem lễ vật trầu cau đến xin đính ước.

Theo phong tục thường phải chọn ngày tốt, tức là ngày âm dương bất tương, thì vợ chồng sau này ăn ở mới thuận hòa, để tiến hành lễ chạm ngõ. Trong ngày chạm ngõ, nhà trai sắm một lễ mọn cúng cáo tổ tiên để báo công việc trăm năm của con hay cháu. Sau đó nhà trai sửa một lễ đưa sang nhà gái. Lễ gồm một cơi trầu, têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Nhà khá giả đưa cả buồng cau, mười mớ trầu, mứt sen, trà lạng đựng trong các quả sơn son thếp vàng. Có nơi ngoài cau trầu, trà rượu, mứt sen, nhà trai còn biếu bánh khảo thường ỉà bánh xu xê, bánh cốm…) và các loại bánh khác được ưa chuộng. Có thể lễ vật tuy ít, nhưng cốt ở tấm lòng thanh của nhà trai.

Đoạn người đi chạm ngõ gồm bà mối, bà mẹ, bà dì, bà cô của chú rể. Các cô gái chưa chồng trong họ tộc (nay thường là nam giới chưa vợ), đội các mâm quả hoặc bưng khay trầu đi trước, sau đó mới đến nam hoặc nữ thanh niên trong đó có chú rể.

Lễ được chia làm 2 phần: phần nhiều đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khấn vái để báo cáo với tổ tiến về ngày mà con hay cháu họ sắp lập gia đình. Phần còn lại đưa vê nhà ông cậu của cô gái, để lễ gia tiên bên ngoại.

  Những điều cần biết về lễ Cúng đưa (ngày mồng 3 Tết)

Trước khi nhà trai ra về, nhà gái lại quả một phần.

Hiện nay, nhiều gia đình lý do nào đó như: đường xá đi lại từ nhà trai đến nhà gái quá xa, hay không có điều kiện nên người ta không làm riêng lễ chạm ngõ trong một ngày mà ghép vào làm chung vối lễ ăn hỏi.

Theo phong tục xưa, trong lễ chạm ngõ, nhà trai cho nhà gái một tờ hoa tiên, trong đó ghi tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để nhà gái xem xét và chấp nhận cho việc đính hôn.

Lễ chạm ngõ thực chất là lễ đính hôn, nên từ sau ngày đó nhà trai thường qua lại nhà gái để tỏ tình thân mật và bàn tính chuyện ăn hỏi sắp đến.

nhung-dieu-can-biet-ve-le-cham-ngo-va-le-xin-dau-1

Lể xin dâu

Hai bên gia đình nhà trai và nhà gái đã thông nhất ngày giờ đón dâu từ trước, do vậy trước giờ đón dâu, nhà trai có mấy người mang một cơi trầu, một chai rượu đến xin dâu và báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến đê nhà gái chuẩn bị đón tiếp.

Cơi trầu và chai rượu này được nhà gái đặt lên bàn thờ để làm lễ cáo tổ tiên biết trước, rồi hạ xuống đón khách đi đưa dâu.

Đại diện của nhà trai là mẹ chồng, hoặc cô, thím trong họ để đưa lễ này.