Những điều cần biết về lễ tế ngu

Lễ tế ngu

Chữ “ngu” ở đây có nghĩa là yên vui. Có ba lần tế ngu để an thần người chết. Đó chính là:

– Ngày an táng, lễ lần đầu gọi là sơ ngu, tổ chức ngay sau khi đưa đám trở về.

-Qua ngày hôm sau, tế thêm một lần nữa, gọi là tái ngu.

– Đến ngày thứ ba, tế thêm lần nữa gọi là tam ngu.

Lễ tế ngu nhằm làm cho vong hồn người quá cố được yên nghỉ nơi suối vàng.

Tế ngu phức tạp hơn tế thần. Chủ tế phải là con trưởng hay cháu đích tôn, đứng hàng đầu, làm theo hướng dẫn của tướng lễ đi bên cạnh. Tất cả con cháu của người khuất đến để xếp hai hàng hai bên, nam tả nữ hữu, con dâu, con gái và cháu gái ngồi xếp gối dưới đất (không trải chiếu). Dâu trưởng, ngồi hàng đầu. Ban tư văn cử người có giọng tốt đọc văn tế.

Ngoài 13 lần tế ngu, hàng ngày đến bữa ăn, con cháu cũng làm lễ cúng cơm dâng người chết.

Đặc biệt trước khi lễ sơ ngu, con cháu phải vào tế tổ để yết cáo tổ tiên. Đây là một thủ tục gia phong với ngụ ý “đi có thưa, về có trình”.

nhung-dieu-can-biet-ve-le-te-ngu-2

VĂN KHẤN LỄ CÚNG BA NGÀY

(Còn goi là Tế ngu)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mồ A Di Đà Phật! 

Kính lạy: 

Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

Đức Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân

Đức Gia tiên và các hương linh nội, ngoại 

Hôm nay ngày………… tháng……… năm………. (Âm lịch) 

Con trai trưởng là:…………………………………………………….. 

cùng toàn gia quyến 

Nhân ngày Tế Ngu (cúng ha ngày) theo nghi lễ cổ truyền 

Chúng con kính sửa trầu rượu, cụ soạn

Dâng lên trước linh toạ khóc mà than rằng: 

Than ơi! 

Vật đổi sao rời, mây bay, trăng khuyết

Khá trách thay tạo hoá đa đoan.

Chi đến nỗi đàn con đau đớn. 

Nhớ cha (mẹ) xưa tính nết thảo hiền, dưới nhường trên kính, 

Ngoài làng trong họ, kẻ mến người yêu

Tưởng cảnh đoàn viên 

Trời cho sống tròn tám chín mười mươi tuổi; 

Để đền công ơn ba năm bú mớm, 

Sẻ ngọt chia bùi một nhà sum họp 

Trời cho sông đủ ba vạn sáu ngàn ngày 

Để đền ơn chín tháng cưu mang, đẻ đau mang nặng. 

Thương ơi!

Tóc tơ chưa báo, công đức chưa đền. 

Bỗng đâu một phút hơi tàn, 

Âm cung hạ cánh muôn năm giấc mộng; 

Chia Bắc rẽ Nam, đành rằng phách lạc bơ vơ

Tàng hiểm đã yên một giấc, 

Hồn bay phảng phất biết đâu mà về. 

Dẫu khóc vắn, than dài, tìm đâu cho thấy; 

Dẫu tối kêu sớm gọi, khôn nỗi dò la. 

Thôi thì thôi! 

Hơn một ngày không ở, kém một ngày khổng đi;

Không còn sớm tối trông nom, khuyên răn lũ cháu.

Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một chứng;

Không còn người ngày đêm dạy bảo, săn sóc đàn con.

Nay sơ Ngu Tế (Tam Ngu Tế) dâng chút lòng thành 

Đĩa muối, lưng cơm, chén canh, đài rượu. 

Công đức cao dày; trên linh tọa chứng tình chay nhạt; 

Khóc than kể lể, dưới suối vàng thỏa chí vẫy vùng. 

Cẩn cáo! 

 

  Lễ hội Ook om bok của người Khmer