Văn khấn Tết Thanh minh

TẾT THANH MINH

(Tiết Thanh Minh từ mồng 5 đến mồng 10 tháng Ba Âm lịch)

Ý nghĩa:

“Thanh minh” có nghĩa là thời trong sáng. Tết Thanh Minh – thường là vào tháng Ba Âm lịch.

Thanh Minh là lễ tiết hàng năm trong đời sống văn hóa của người Việt. Đó là ngày để nhớ về cội nguồn, để truy tư công đức, để trả ân những người đã khuất. Ngày Thanh Minh còn gọi là ngày Tảo Mộ.

“Thanh Minh trong tiết tháng Ba

Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Vào dịp tiết Thanh Minh, trước khi đi Tảo Mộ, người ta thường sắm một lễ nhỏ để lễ ở miếu Thổ Địa của nghĩa địa chung, thắp hương và vái lạy xin các vị linh thần Thổ Địa cho phép hương hồn người đã khuất về hưởng lễ với con cháu. Sau đó thì gia chủ ra khấn tại phần mộ của gia đình và gia tộc mình, nếu thấy có cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lỡ thì đắp lại cho đầy….rồi về nhà làm lễ cúng Gia tiên.

Sửa lễ thắp hương ngoài mộ:

Lễ vật trong ngày Thanh Minh gồm: Hương hoa, đèn, hoa quả, trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt (chân giò, gà luộc hoặc là khoanh giò nạc độ vài lạng).

Lưu ý: Số nén hương thì thắp số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm, còn đèn thì mang theo 2 đèn hoặc 2 cây nên vì thắp lên, 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.

  Văn khấn Tết Đoan Ngọ

van-khan-tet-thanh-minh-2

Văn khấn Lễ Âm phần Long Mạch, Sơn thần Thổ phủ nơi mộ

Khi đến mộ của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái 3 vái vị Linh thần Thổ Địa rồi khấn.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  • Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày………………..

Tín chủ chúng con là:……………………………

Nhân tiết Thanh Minh chúng con thành tâm sắm lễ hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của………………..

Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp phần mộ cho thêm vững chắc, vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ Công, Thổ phủ Long Mạch, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ và chư vị Tôn thần cai quản trong xứ này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cúi xin các chư vị phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Cẩn cáo!

Văn khấn vong linh ngoài mộ

  Văn khấn ngày mồng Một Tết

Sau khi thắp hương Thần linh Thổ Địa thì những người đi viếng mộ sẽ đi viếng thăm ngôi mộ của gia đình mình và thắp mấy nén hương lên mộ sau đó đưng trước mộ khấn:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  • Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy hương linh…………(Hiển Khảo, Hiển Tỷ hoặc Tổ Khảo………..)

Hôm nay là ngày ………………….

Nhân tiết Thanh Minh, chúng con là:……………………..

Ngụ tại:…………………………

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……….lai lâm hiến hưởng. Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc.

Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh…………………Phát nguyện tích đức tu thân, lấy phúc này hướng về Tiên tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu: Che tai cứu nạn, ban bày tiếp lộc, điềm lành mang đến, điềm dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, cháu xon vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cẩn cáo!

Lưu ý: Tất cả các bài khấn nếu viết văn khấn ra giấy thì sau khi đọc xong sẽ hóa ngay cùng tiền vàng mã.

  Văn khấn Tổ Tiên (ngày Tết Cơm Mới)