Những điều cần biết về lễ khai sinh đặt tên của người Raglay

Lễ khai sinh đặt tên của người Raglay

Dân tộc Raglay là một trong 26 dân tộc thiểu số tại Bình Thuận, tập trung ở 6 huyện: Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Người Raglay cư trú thành từng buôn làng, giống như người Chăm (Palei).

Bà con dân tộc Raglay sống chan hòa, cùng nhau làm ăn sinh sống, cùng nhau bảo vệ buôn làng.

nhung-dieu-can-biet-ve-le-khai-sinh-dat-ten-cua-nguoi-raglay-2

Không như một số dân tộc khác như: Kinh, Chăm người Raglay không để lại một nền văn hóa rực rỡ, mà chỉ là những lễ nghi liên quan đến tập quán canh tác, chu kỳ đời người, về việc thờ cúng, người Raglay ỏ đây thờ cúng thần linh, tổ tiên, các nghi lễ cúng bái này diễn ra thường xuyên hàng năm để mong thần linh, tổ tiên phù trợ, giúp đỡ. Về lễ tết, người Raglay thường tiến hành các nghi lễ khi chọn rẫy, phát và đốt rẫy, gieo trỉa và thu hoạch lúa. Theo chu kỳ đòi người, người Raglay có các lễ khi sinh nở, ốm đau, cưới xin, ma chay… ỏ đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu đến bạn đọc lễ khai, sinh đặt tên của người Raglay để tham khảo.

Sau khi đứa bé chào đời, mẹ cha tiến hành nghi lễ Pơl Sa-úp vavruh Payua anãn – cúng bái khai sinh đặt tên hay còn gọi là lễ ra mắt, trình diện. Với người Raglay thì đây là nghi lễ đầu tiên, thường được tiến hành sau khi trẻ chào đời nên từ xưa đã có câu “đẻ tại bếp mẹ xỏ tai, đặt tại sạp cha đặt tên”. Tuy vậy, tùy hoàn cảnh mỗi gia đình, lễ khai sinh đặt tên có thể lùi lại chậm nhất 15 – 20 ngày sau khi đứa trẻ chào đời. Buổi lễ được tiến hành tại nơi trang trọng nhất trong nhà, gia đình sửa soạn các loại mâm có chân cao vài mươi phân, mâm có vành quý và mới đặt cạnh để bày các lê vật dâng cúng Yàng và trình diện tổ tiên, ông bà, cổ cúng thường có cơm và cỗ khau trầu tạ.

  Những điều cần biết về giỗ đầu (tiểu tường)

Mời dân làng súc rửa miệng, chà răng, ăn vôi tiện đãng ăn trầu trên khau: ba mươi bảy miếng trầu têm, bôn mươi bảy miếng cau, bày rượu nguyên ché, gà nguyên con. hầu ta súc rửa miệng chà răng là cách nói ham ý khiêm tôn vì lễ vật nhỏ mọn, không có gì quý giá, chỉ đủ để tráng miệng thôi. Tuy nói ba mươi bảy miếng trầu têm, bôn mươi bảy miếng cau bửa, nhưng thực chất chỉ bày trên khay bảy miếng trầu têm và bảy miếng cau bửa cùng các lễ vật khác. Cạnh các lễ vật trên, theo tục lệ trong lễ cúng khai sinh đặt tên, gia đình còn bày biện các mâm lễ vật là những đồ dùng trong gia đình. Trẻ sơ sinh là con gái thì bày cái dừng, cái sàng, cái nia… Trẻ sơ sinh là con trai thì bày cái rựa, cái ná và ống tên…

Sau khi khấn vái, thường trong buổi sáng nếu là con trai, người cha đem cây ná (nỏ) ra sân bắn về phía mặt trời mọc sáu mũi tên và bắn về phía mặt trời lặn ba mũi tên cho bay vút vào không trung, hàm ý cầu mong cho đứa bé dồi dào sức khỏe, trỏ thành chàng trai thông minh lanh lợi, đủ sức vượt qua mọi thử thách, làm ăn no đủ, thăng tiến trong cuộc sống không gì ngăn cản được.

Lễ vật bày trên mâm cúng theo tục lệ xưa tuy chỉ là những đồ dùng thô sơ trong sinh hoạt thường ngày khi xã hội chưa phát triển, nhưng bao hàm ý nghĩa sâu xa là cầu mong cho con cái khi lớn lên có nhiều sức khỏe, cần mẫn làm ăn, siêng năng lao động, có trí thông minh, tay chân khéo léo… để tạo dựng cuộc sống ấm no và bảo vệ nương rẫy xóm làng. Dù xã hội đã phát triển, lễ tục có thể có biến đổi nhưng trước hết lễ khai sinh đặt tên nhằm tạ ơn Yàng Giùc-Giàng. Bà mụ đã phù hộ cho việc sinh đẻ an toàn. Trong lễ nghi này có lời khấn: Cúng hầu Thần dưới, tạ ơn Thần trên, rượu rót trong chén nhỏ, đựng lọ bạc quý mời ăn uống, nhấm nháp… Lễ vật trong lễ khai sinh đặt tên tùy hoàn cảnh gia đình mà sửa soạn đơn giản hoặc phong phú bằng những hiện vật có sẵn trong nhà trên rẫy, nhưng vật chất dù ít hay nhiều thì ngoài những người trong họ, gia đình còn mời bà con hàng xóm láng giềng đến ăn trầu, hút thuốc, chúc mừng đứa trẻ chào đời, cùng chứng kiến lễ tục laq càc Pach hàc tubuai – xem lưỡi gà (trước đây thường nói bói lưỡi gà) và chung vui cùng gia đình, góp lời bàn tốt đẹp về tương lai một thành viên mới của gia đình và cộng đồng.

  Tục ra gà - một nét văn hóa A Chu Hóa, Phú Thọ