Tục ra gà – một nét văn hóa A Chu Hóa, Phú Thọ 

Tục ra gà – một nét văn hóa A Chu Hóa, Phú Thọ 

Ở xã Chu Hóa (Lâm Thao, Phú Thọ), tục ra gà cho các bé trai sinh trong năm có từ thời phong kiến cách đây hàng trăm năm. Khi hòa bình lặp lại, đình làng trở thành nhà kho hợp tác xã hông nghiệp, tục ra gà tạm thời bị quên lãng. Song 10 năm trở lại đây, đình làng được khôi phục, theo đó tục ra gà được coi trọng và trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Tục ra gà được hai làng: Làng Thượng và làng Hạ duy trì và bảo tồn.

tuc-ra-ga-mot-net-van-hoa-a-chu-hoa-phu-tho-1

Thời phong kiến, tục ra gà, vào ngày mùng 5 tết được tổ chức rất công phu: gia đình nào sinh được con trai (gọi là Đinh), sẽ chọn một con gà trống từ 3 – 4kg (không chọn gà thiến). Trước Tết 4 – 5 tháng nhốt gà vào lồng, hàng ngày bón cho gà ăn 3 lần/ngày bằng cơm nóng trộn cám gạo loại 1. Đến ngày 5 Tết, gia chủ mổ gà, thổi xôi làm lễ gánh ra đình làng. Lễ cúng bắt đầu từ 1 giờ sáng, lần lượt từng gia đình nhờ các cụ già thông thạo cúng lễ sau khi cúng xong trời vừa sáng, tổ chức thi xem con gà nhà ai to đẹp nhất. Mọi người tin rằng gà càng to, đẹp thì đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Sáng ra, dân làng đến xem rất đông và cùng nhau hưởng lộc ngày tại đình.

  Những điều cần biết về cúng Tết Nguyên đán

Ngày nay, các gia đình không tổ chức bón gà được mà chọn con gà trống to khoảng 3,5 – 4,5kg, cúng xong mang về nhà mời anh em nội tộc đến ăn mừng cho dòng họ có thêm một cháu trai khỏe mạnh. Không chỉ các cháu sinh ra ở hai làng trên được làm lễ ra gà mà cả các cháu sống vối bố mẹ ở mọi miền của Tổ quốc thì ông bà, họ hàng ở quê vẫn tiến hành làm lễ ra gà khi có thành viên mới chào đời. Tục ra gà ở hai làng Thượng và làng Hạ ở Chu Hóa mang đậm tính chất tín ngưỡng về phong tục thờ cúng Phật ở đình làng của người Việt cổ. Thông qua hình thức này, ngay từ khi sinh ra, con người đã gắn chặt với tổ tiên, cộng đồng. Đây là nét đẹp truyền thống văn hóa của một làng quê cần được bảo tồn để thế hệ con cháu luôn luôn nhớ về cội nguồn, quê hương.