Những điều cần biết trong thờ cúng gia tiên

Thờ cúng gia tiên

Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ trước của một dòng họ với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

nhung-dieu-can-biet-trong-tho-cung-gia-tien-2

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi vẫn thường vê thăm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Người dân Việt vốn trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên.

Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, đó là tâm niệm của tất cả người Việt Nam. Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ “luật bất thành văn” trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ. Nói chung, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên.

Theo phong tục, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà giàu có thì đồ thờ phụng thật trang hoàng, sơn son thiếp vàng. Còn gia cảnh túng bấn thì cũng chỉ cần vài cây đèn, nến sơn son và một bình hương là đủ. Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ Thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng Thần chủ, nhưng cũng có nhà dùng bộ ỷ để thờ. Đồ thờ tự được coi là những vật linh thiêng. Ngày nay, do tác động của nếp sống mới, gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều. Người ta lập bàn thờ trên một tấm ván đóng trên tường, có khi là trên nóc tủ… Đồ thờ chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và một số đồ bày biện khác.

Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia trưởng (có thể là chủ hộ hoặc con trưỏng nam hoặc cháu đích tôn…) khăn áo chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái 3 vái và khấn. Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cùng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén. Sau khi gia trưởng khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ. Ngày nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ. Trước khi khấn, vái 3 vái ngắn, khấn xong vái thêm 4 vái dài và 3 vái ngắn. Khi mọi người đã lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ và thắp thêm tuần nhang nữa. Sau đó, gia trưỏng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hoá (đốt). Lúc hoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đống tàn vàng. Người xưa quan niệm rằng phải làm như vậy thì người dưới âm mới nhận được số vàng người sống cúng. Sau đó gia chủ có thể hạ đồ lễ xuống.

  Những điều cần biết về lễ tơ hồng 

Trong việc thờ phụng tổ tiên thi ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc. Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỳ theo gia cảnh và tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và người chết. Ví như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.

Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức. Nếu con trai trưởng không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (chỉ khi nào trưởng nam không may tuyệt tự, không có con trai nối dõi thì mới đến con thứ). Tuy nhiên, không vì thế mà những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại bỏ ngày giỗ ông bà, cha mẹ. Đến ngày giỗ, tất cả con cháu từ lớn đến bé đều phải tề tựu ở nhà người con trưởng và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi giỗ. Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép với Thổ công cho hương hổn người đã khuất được về phối hưởng, bởi người ta cho rằng “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thổ công thì hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà.

Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết, con cháu tuyệt đối không được đụng tới. Cỗ bàn nấu xong, trước tiên phải cúng gia tiên rồi sau đó con cháu mới được ăn. Khách tới ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả.

Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự.

Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thuỷ tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài Thần chủ thì đồ thờ còn bao gồm: đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng cổ, đài rượu… Hoành phi câu đối trên đó ghi lại công đức của tổ tông là đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây Từ đường thì xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ hoặc có tế tự thì cả họ ra đó cúng tế.

Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng năm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm “con gái là con người ta” nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu “mới đúng là con mua về” thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ. Ngày giỗ họ, không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày Tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo. Đến tháng Chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ Tổ.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đốỉ với các bậc sinh thành.

Các đồ thờ cúng gia tiên 

– Bài vị: Bài vị hay Thần chủ được làm bằng gỗ táp (cây táp sống lâu được ngàn tuổi) có dán miếng giấy ghi tên húy (tên khi sống kiêng không được gọi), tên thụy (tên vua ban cho những người có chức tước sau khi chết), tên hàm hay hèm (tên người nhà đặt cho người chết để dùng khi cúng giỗ), bằng cấp, phẩm tước, tuổi, ngày sinh và ngày mất.

  Những vấn đề cần biết về ngày giỗ của người Thiên chúa giáo

– Bài vị hay Thần chủ được đặt trong lòng cái khám có cánh cửa, khi nào cúng tê mới mở ra. Khám được làm bằng gỗ quí, hình khối chữ nhật, có cánh cửa, chạm trổ rồng chầu mặt nguyệt, và sơn son thếp vàng. Cái khám được đặt phía giữa ở trong cùng của bàn thờ.

– Ảnh người quá cố: Nếu có ảnh của người quá cố ta nên đóng khung và bày bên cạnh bài vị để con cháu chiêm ngưỡng trong khi cúng.

– Lư hương: Lư hương dùng để đốt trầm (thứ cây gỗ có mùi thơm dùng để làm hương đốt) được đặt ngay trước bài vị. Việc đốt trầm cốt để tạo không khí thơm tho ấm cúng và trang nghiêm ở nơi thờ cúng. Vì bát nhang thường thấp và nhỏ trong khi lư hương thường to và cao nên bát nhang thường được đặt ở phía ngoài lư hương để tiện cho việc cắm nhang (hương), nhất là khi có người đến dâng hương. Tuy nhiên, cũng có gia đình bày bát nhang ở ngay trước bài vị và lư hương ở phía ngoài của bát nhang.

– Bát nhang: Bát nhang còn gọi là bát hương được đặt ở chính giữa bàn thờ và trước lư hương. Bát nhang hay bát hương là một cái bát đựng tro hay cát đã được đãi và rửa sạch để cắm nhang. Nếu không có tro hay cát, người ta lấy gạo để thay thế. Để tăng thêm vẻ trang nghiêm và trịnh trọng, phải có “ông đựng nhang” đặt trên bàn thờ.

– Hai chân đèn cầy (nến): Hai chân đèn cầy để cắm nến được bày ở hai bên bát nhang.

Bình bông (hoa) và mâm ngũ quả (5 thứ trái cây): Bình bông và mâm ngũ quả được bày ở hai bên bàn thờ theo quy tắc “Đông bình Tây quả”, tức là bình bông bày ở hướng Đông và mâm ngũ quả bày ở phía Tây của bàn thờ. Hướng của bàn thờ luôn luôn được coi là hướng Nam và hướng của người đứng lễ luôn luôn được coi là hướng Bắc. Việc bày bình bông và mâm ngũ quả này rất phù hợp vối khoa học vì hướng mặt trời mọc, hướng Đông, có ảnh hưởng làm cho hoa nở.

– Ba ly đựng rượu: Ba ly đựng rượu hay ba ly đựng nước trong tinh khiết được đặt phía của giữa bình bông và mâm ngũ quả.

– Cỗ bàn: cỗ bàn được bày trên một mâm riêng hoặc có thể đặt ngay trên bàn thờ.

– Ba bát (chén) cơm: Ba bát cơm chỉ được xới (đơm) tới lưng bát. Ba bát cơm này được bày ở phía ngoài cùng của bàn thờ.

– Ba đôi đũa son hay đũa ngà: Khi bày 3 bát cơm ta cũng phải bày 3 đôi đũa, thường là đũa son hay đũa ngà. Theo phong tục, ta phải có một “ống đựng đũa” để cùng với một lư hương, hai chân đèn, và một ống đựng nhang hợp thành bộ “Ngũ Sự”.

Quy tắc bài trí bàn thờ 

– Quy tắc Âm Dương và Vô Cực: Theo phong tục Việt Nam, người ta trang hoàng bàn thờ bằng hai màu chính là vàng và đỏ. Căn cứ trong cách giải thích vũ trụ quan của Lão giáo, thì màu vàng và màu đỏ biểụ tượng cho khí âm dương tiên thiên. Vào thời nguyên thủy, hai màu vàng, đỏ trộn lẫn với nhau trong Thái cực, (mà Thái Cực sinh ra âm dương, âm dương sinh ra Ngũ Hành để tạo ra trời đất).

Bát nhang tượng trưng cho “Vô Cực”, tức là tính không cùng cực trong nghĩa lý vô cực của trời đất.

Lư hương tượng trưng cho âm dương. Lư hương và hai chân đèn gọi là bộ “Tam Sự”. Nếu có thêm “ống đựng hương” và “ống đựng đũa” thì lư hương, hai chân đèn, ống đựng hương, và ống đựng đũa được gọi là bộ “Ngũ Sự”.

– Quy tắc Ngũ Hành: Việc bày bàn thờ còn phải theo tiêu chuẩn của Ngũ Hành: Kim (lư hương, chân đèn), Mộc (chân nhang, đũa, bài vị), Thủy (nước và rượu), Hỏa (đèn, nến), và Thổ (cát trong bát nhang, hay các đồ bằng sứ).

  Lễ bán khoán

Ngày nay người ta bày 5 thứ trái cây ở địa phương hợp với ước muốn của dân chúng như: mãng cầu, xoài, đu đủ, thơm (dứa), và mận,..

– Đông bình Tây quả: Bình bông (hoa) và mâm ngũ quả (trái cây) được bày theo quy tắc “Đông bình Tây quả”, tức là bình bông đặt ở phía Đông và mâm ngũ quả đặt ỏ phía Tây vì có hoa rồi mới có quả. Nhờ ánh sáng mặt trời từ phương Đông nên hoa mới kết thành quả. Hoa quả mang ý nghĩa dưỡng dục sinh thành của tổ tiên, ông bà, và cha mẹ.
Để dễ phân biệt hướng Đông và Tây, người ta dựa theo địa lý và bản đồ. Nếu lấy hướng trước mặt là hướng Bắc để làm chuẩn thì bên phải là hướng Đông bên trái là hướng Tây, và sau lưng là hướng Nam.

Vì bàn thờ được thiết lập tùy theo tiện nghi trong nhà, không nhất thiết phải theo đúng phương hướng thực của đất trời nên người ta phân biệt Đông và Tây bằng cách căn cứ vào hướng của bàn thờ đã được thiết lập sẵn. Không cần biêt hướng thật của bàn thờ là hướng nào nhưng người ta cứ đương nhiên coi hướng bàn thờ là hướng Nam. Lý do là theo phong tục về nghi lễ, khi xây từ đường, miếu, chùa, hay đền thờ, người ta thường xây mặt tiền quay mặt về hướng Nam. Chính vì thế mà người ta có thói quen bày bàn thờ ở trong nhà, nếu có thể được, theo hướng Nam. Nếu không thể bày theo hướng chính Nam, người ta cũng cứ coi hướng bàn thờ đã bày là hướng Nam. Nếu coi hướng bàn thờ là hướng Nam thì bình bông phải được để ở bên trái (phía Đông) và mâm ngũ quả được bày ở bên phải (phía Tây) của bàn thờ tính theo hướng của bàn thờ.

Quy tắc Tam Tài (Thiên Địa Nhân): Lý do phải bày ba bát cơm, ba đôi đũa, ba chén rượu hay nước trên bàn thờ là tượng trưng cho Tam Tài là Thiên, Địa và Nhân, tức là Trời, Đất, và Người. Điều này có liên quan đến lẽ biến dịch của vũ trụ. Người được coi là nơi qui tụ đức của trời và đất. Khi cúng, mỗi người thường thắp 3 nén nhang cũng nằm trong ý nghĩa này.

Tuy nhiên, ngày nay việc bày bàn thờ còn tùy theo mỗi nơi và mỗi gia đình, tùy theo phương tiện, giàu nghèo, bày thế nào cũng được, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm, thành kính và đẹp mắt.

Việc cúng tổ tiên còn thể hiện trong câu “sống sao thác vậy”. Câu này có ngụ ý là, tuy người thân đã mất nhưng lòng kính mến của người trong gia đình đối vối người quá cố vẫn giống như lúc họ còn sinh tiền. Khi sống người quá cố thích thứ gì thì khi chết sẽ được con cháu cúng thứ đó.

Nghi thức cúng gia tiên 

Khi cúng gia tiên thì người chủ gia đình phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông (nếu có), khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng bái, mọi người phải chắp tay đưa lên ngang trán để khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến ngày tháng năm ta và Tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện,… Riêng tên người quá cố phải khấn nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy.

Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đốivới ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.