Một số lễ truyền thống trong đám tang

Lễ triều tổ 

Theo quan niệm xưa, người chết rồi vẫn còn quàn trong nhà thì được coi như vẫn còn sống, vẫn có bổn phận đối với tổ tiên. Vì vậy, mỗi ngày thi hài người chết vẫn còn đặt trong nhà thì con cháu thân nhân phải rước hồn bạch (hồn người chết) hoặc hình ảnh người chết đến bàn thờ gia tiên làm lễ một lần.

Trước ngày đưa tang cũng phải rước vong hồn người chết đến Từ đường làm lễ yết cáo tổ tiên, để tổ tiên biết ngày hôm sau sẽ là ngày an táng. Lễ đó gọi là lễ triều tổ, lễ cúng cáo tổ tiên.

Lễ triêu tịch điện

Triêu tịch điện là làm lễ buổi sáng và buổi tối, (triêu ở đây nghĩa là buổi sáng, tịch là buổi tối). Tục xưa quy định rằng, sau khi kê giường nằm cho vong hồn người chết (tức là thiết linh sàng) thì mỗi buổi sáng và buổi tối phải làm lễ, y như lúc người chết vẫn còn sống. Buổi sáng là rước hồn người chết ra bàn thờ (linh tọa), lấy khăn, nước, lược, gương… các thứ sinh hoạt hàng ngày, sắp xếp màn gối, chăn… Buổi trưa cúng cơm. Tối rước linh hồn vào linh sàng (giường nằm), buông màn, đắp chăn… cho đến ngày làm lễ an táng.

mot-le-truyen-thong-trong-dam-tang-2

Lễ yết tổ 

Thủ tục kiêng linh cữu và hồn bạch tới nhà thờ tổ gọi là lễ yết tổ, nhằm mục đích để người quá cố tới cáo yết tổ tiên. Trước khi rước linh cữu hay vong hồn người chết sang nhà thờ tổ, người trưởng tộc thắp hương khấn với tổ tiên, báo tin người chết tới yết tổ. Chủ tang và con của người quá cố vào làm lễ thay người chết bằng cách lạy 4 lạy, không chống gậy, rồi lùi một bước, cầm gậy lên lễ 4 lạy nữa. Xong xuôi đâu đấy, rước linh cữu hay hồn bạch (vong hồn người chết) về lại linh tọa (bàn thờ).

  Tết Hạ Nguyên (hay Tết Cơm mới ngày 15 tháng 10)

Lễ yết tổ gồm có trầu, rượu, nếu là những nhà khá giả hơn thì người ta còn mời cả ban nhạc lễ đến.

Những gia đình không có nhà thờ tổ riêng biệt thì tang chủ dâng trầu rượu, lễ khấn gia tiên và khiêng, xoay linh cữu một vòng rồi đặt về vị trí ban đầu, ngụ ý rằng người chết đã có cử chỉ đi yết tổ. Lưu ý rằng, chuyển cữu phải do chính con cháu khiêng.

Lễ Cáo thần đại lộ 

Vào ngày đưa tang, trước khi đưa linh cữu đi, người ta làm lễ cáo thần đạo lộ, với mong muốn để đám tang đi được bình an.

Lễ cáo thần đạo lộ gồm có trầu rượu, oản, hoa quả hay lễ mặn tùy tâm và tùy hoàn cảnh gia đình tang chủ còn có thêm vàng hương, một đĩa xôi, một thủ lợn, hoặc chân giò hay một con gà trống. Những gia đình giàu sang lập hương án, ngay đầu ngõ tế một tuần rượu. Tang chủ không phải đích thân làm lễ mà có thể cử đại diện.

Lễ phản khốc 

Khi đưa linh xa về tới nhà, một người chấp sự đến bên linh xa quỳ xuống xin rước thân chủ hoặc hồn bạch vào bàn thờ (linh tọa), các hộ lễ rước vào rồi làm lễ phản khốc. Trong lễ phản khổc, bản chúc đọc lúc tế đề chủ được đem đốt đi. Có nhà không làm lễ phản khốc thì con cháu vào lễ bốn lạy.

  Những điều cần biết về lễ nhập trạch