Những điều cần biết về Tết Trung Thu

Tết Trung Thu (ngày 15 tháng 8)

Tục vui Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng ở Trung Quốc, vào đầu thế kỷ thứ VIII. Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Đường Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi linh đình và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc “Nghê thường vũ y”. Vua Đường thích quá, nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà la môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống “Nghê thường vũ y”, liền chỉnh lại hai bài hát và hai điệu làm thành “Nghê thường vũ y khúc”. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu.

Về sau Tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Nhưng khi vào Việt Nam, rằm Trung Thu được biến đổi đi chút ít, thành ngày Tết của thiếu nhi. Ở nước ta, ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông như hội. Các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh thường có múa lân rất tưng bừng. Trẻ em đều có quà và được cha mẹ đưa đi chơi. Trong tết Trung thu, hầu hết các gia đình Việt đều sắm một mâm lễ gồm các loại hoa quả bánh kẹo để cúng Gia tiên, sau đó cả nhà quây quần phá cỗ.

  Đôi điều cần biết về lễ thượng thọ 

Người Trung Quốc xem Tết Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch) là một ngày tết lớn trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán, và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sở dĩ tết này có tên gọi Trung Thu là bởi nó rơi vào chính giữa mùa thu, còn ngày rằm là ngày giữa tháng. Hơn nữa, trăng rằm tháng 8 được coi là tròn nhất, sáng nhất và đẹp nhất so với các ngày rằm khác trong năm. Hình ảnh mặt trăng tròn được liên tưởng đến sự vẹn toàn, đầy đủ, nên Tết Trung Thu còn có tên là “Tết Đoàn viên”.

Xưa kia, những tập tục dân gian trong ngày này có ngắm trăng, tế trăng và ăn bánh “nguyệt”. Cổ nhân thưởng thức trăng rằm mới thật cầu kỳ: Địa điểm phải là một tòa viên đình ở ngoài vườn, để có thể tận hưởng cái mát mẻ, thanh khiết của đêm thu, ngắm hoa quế, hoa hải đường dưới ánh trăng, tận hưởng mùi hương trầm thoang thoảng trong gió. Chọn được địa điểm rồi, người ta mới bày biện lư hương, hoa quả, bánh trái, trà tửu và cả bút nghiên giấy mực. Sau khi trầm hương được đốt lên, người ta làm lễ bái Thái âm Tinh quân (tức Nguyệt thần), lễ xong mới bắt đầu nhấp rượu thưởng trăng, rồi cả tấu đàn ngâm thơ. Thật là những thú chơi cao quý của tài tử giai nhân xưa.

Ngày nay, người Trung Quốc đón Trung Thu thường quây quần bên gia đình, hoặc là cùng nhau ra ngoài dùng cơm, tuy nhiên có một thứ vẫn không thể thiếu, đó là bánh “nguyệt” – biểu tượng của Trung Thu và của sự đoàn viên.

  Phong tục lập bàn thờ vọng

Ở Việt Nam, cũng tương tự như vậy, người Việt ăn rằm tháng 8 – Tết Trung Thu cũng không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo (bánh Trung Thu). Bánh nướng của người Việt cơ bản không khác gì với bánh “nguyệt”, có thể khẳng định là nó được du nhập từ Trung Hoa. Còn bánh dẻo thì có thể là sự sáng tạo của dân tộc ta, bởi chất liệu và phương pháp chế biến khá đặc trưng. Tết Trung Thu theo cổ truyền thì có các tập tục như thi thả diều, hát trống quân, múa sư tử, chơi đèn ông sao, đèn kéo quân, làm trống bỏi, nặn “tò he” và nhiều trò chơi dân gian khác. Về sau, Tết Trung Thu dần trở thành một ngày hội của thiếu nhi, và thay vào những đồ chơi dân gian là nhiều món đồ chơi rực rỡ được trẻ em ưa thích.

Ánh trăng tròn trên trời lại tượng trưng cho sự vật hoàn hảo ở nhân gian. Trong Tết Trung Thu những người lang bạt tha phương đều có khát vọng được trở về nhà cùng gia đình đoàn tụ quây quần phá cỗ. Trăng tròn chiếu sáng cũng là biểu đạt cho sự hài hòa và mỹ lệ.

nhung-dieu-can-biet-ve-tet-trung-thu-2

VĂN KHẤN NGÀY TẾT TRUNG THU

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

– Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

– Ngài Bản cảnh Thành hoàng, Ngài Bản xứ Thổ địa, Ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

  Những điều cần biết về lễ tế ngu

– Tổ tiên, Tổ khảo, Tổ tỷ, Chư vị hương linh.

Gặp tiết Trung Thu (ngày 15 tháng 8) chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả các thứ cúng dâng bày ra trước án.

Chúng con kính mời các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ chúng con cảm nghĩ Thần sáng như núi nhạc, khí đẹp tựa sơn hà. Ngũ hành tuân theo phép, muôn thiện xin cúi đầu, bề trên thương mà tới, anh linh khắp gần xa, nhân tiết Trung Thu thời tiết đẹp. Trước án tiền cung kính cầu xin, áo tía nghiêm trang cầu năm điều phúc (phúc, quý, thọ, khang, ninh), thăng trầm cũng được hưởng ba điều đa (đa tài, đa phúc, đa lộc). Nguyện thần xét soi cho mọi sự đạt được an bình. Âm thần giúp con cháu mạnh khỏe, thông minh, học hành tấn tới, thi đâu đậu đấy, thành đạt thành danh.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh y thảo phụ mộc ở trong đất này nhân tiết Trung Thu giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu!