Cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả

Cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả (hay còn gọi là vào họ)

Lễ cúng cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả là tục lệ đã có từ xưa, không phải là một lễ mới xuất hiện. Họ nào đã có nề nếp sẵn thì tất cả các thế hệ con cháu đời sau cứ theo lệ cũ mà tiến hành. Còn đối với những họ mới phục hồi lại việc họ, chưa vào nề nếp, thì có thể tham khảo một vài kinh nghiệm mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

cung-gao-gia-tien-de-ghi-ten-con-vao-gia-pha-2

Yết cáo tổ tiên đặt tên trẻ sơ sinh: Theo lệ cũ chỉ sau khi đối chiếu gia phả, kiêng các trường hợp phạm huý (đặt tên trùng với tên huý của tổ tiên và thân nhân gần gũi nhất, kể cả nội ngoại) sau đó mới chính thức đặt tên huý cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ. Ngày nay phải làm thủ tục khai sinh kịp thời, trường hợp ở xa quê, không kịp về đối chiếu gia phả, nếu trùng tên huý tổ tiên trực hệ thì tìm cách đổi, hoặc tránh gọi thông thường trong nhà.

Lễ yết cáo tổ tiên rất đơn giản, chỉ cần nén hương cơi trầu, chén rượu cũng xong, thường yết cáo kết hợp với lễ tế tổ hàng năm. Tất cả con cháu trong họ sinh cùng năm thì tổ chức một lượt.

– Vào sổ họ: Thứ tự sổ họ ghi theo năm sinh, ai sinh trước ghi trước, sinh sau ghi sau. Trường hợp nhiều năm bị mất sổ nay mới lập lại sổ họ, thì phải thống kê theo đơn vị hộ gia đình hoàn chỉnh cả họ, sau đó mới lập sổ tiếp đối vối những trẻ sơ sinh.

  Tục thờ cúng của người Mông dịp đầu xuân
Sổ mẫu: Họ tên (tên húy, tên thường gọi):………………………..

Con ông bà:………………………………………………………………..

Thuộc đời thứ:……………………………………………………………

Chi thứ:…………………………………………………………….

Con thứ:……………………………………………………………

Ngày tháng năm sinh:………………………………………….

Ngày vào sổ họ:…………………………………………….

 

– Con gái vào sổ họ: Bất cứ trai hay gái, sau khi sinh đều có lễ yết cáo tổ tiên để được tổ tiên phù trì phù hộ, nhưng nhiều họ ngày xưa không vào sổ họ đối với con gái, cho rằng “nữ nhân ngoại tộc”, con gái là con người ta, lớn lên đi làm dâu lo cơ nghiệp nhà chồng, vì thế không công nhận con gái vào họ. Tuy vậy, ngay trước Cách tạng Tháng Tám – 1945 một, số họ đã xoá bỏ điều bất công đó, coi con gái cũng có mọi quyền lợi, nghĩa vụ như con trai.

Khi xã hội văn minh tiến bộ thì vấn đề bình đẳng nam – nữ càng phải đặt lên hàng đầu và phải thực hiện cho tốt. Do vậy các họ cần đặc biệt quan tâm đến con gái và nàng dâu. Một dòng họ được coi là tiến bộ, đoàn kết giữa các thành viên thì bản thân mỗi người phải biết nhìn nhận và coi trọng vai trò của người phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ, người cô, người chị. Cả nước đang ra sức vận động kế hoạch hoá gia đình, mục tiêu đã và đang thực hiện việc coi con gái cũng như con trai, điều này cũng đồng nghĩa với việc vận dụng phong tục phải phù hợp với tư duy thời đại, cái gì là hủ tục thì cần kiên quyết loại bỏ.

 

  Những điều cần biết về lễ Trừ tịch (lễ Giao thừa)