Những lưu ý khi khấn tại Chùa

VĂN KHẤN TẠI CHÙA

Ý nghĩa:

Chùa là nơi thờ Phật, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt ta từ xưa đến nay.

Theo phong tục Việt Nam ngoài những ngày lễ, Tết, hội hoặc gia đình có việc thì thường ngày Rằm, mồng Một mọi người cũng hay đến Chùa để cầu bình an và mong được Trời Phật phù hộ cho sức khỏe, an bình, thoát khỏi mọi tai ách và cầu mong trong tâm khảm của con người cho gia đình và cho bản thân.

Những ước mong đó nếu mọi người không tự khấn Nôm thì có thể chuẩn bị văn khấn để cầu nguyện. Tùy từng ban thờ mà có những bài văn khấn khác nhau.

van-khan-tai-chua-1

Sắm lễ:

Nếu đi chùa, khi đặt lễ ở ban thờ Phật chỉ cúng đồ chay như hương, hoa, quả, kẹo bánh, xôi oản…Nói chung là đồ chay tịnh.

Lễ mặn thì chỉ nên cúng ở khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi.

Lưu ý:

Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở nơi thờ Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa, chỉ được đặt hoa quả, bánh kẹo, lễ chay.

Lễ mặn chỉ được đặt tại ban thờ hoặc điện thờ của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ mọi việc của ngôi chùa (nếu được xây riêng, nếu xây chung thì tuyệt đối không nên cúng đồ mặn).

  Tìm hiểu về tục thờ cúng của người Xtiêng 

Ở những ban thờ Phật không được dâng vàng mã, hay tiền âm tại chùa. Nếu muốn đặt tiền âm thì chỉ được đặt ở ban Thần linh, Thánh Mẫu hoặc ban thờ Đức Ông.

Hoa cúng không đứợc là hoa dại hoặc hoa tạp mà nên cúng những hoa màu sắc đẹp, thơm như hoa hồng, hoa ngâu, hoa ly, hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn….

Người xưa truyền rằng, trước ngày dâng hương lễ Phật ỏ chùa chúng ta nên sạch sẽ và chay tịnh trong cuộc sống, nên ăn chay, làm việc thiện, việc phúc và kiêng giới.

Riêng ngày Rằm tháng Bảy – Ngày Lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân, mọi người lên chùa thường sắm lễ để cầu siêu cho người thân đã khuất của mình. Mọi người thường sắm thêm lễ vật đặc trưng như đồ mã phỏng theo hình vật dụng thường ngày như quần, áo, mũ, giầy… và vật dụng cá nhân. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo hoa, ngô, khoai, sắn, bánh đa (đồ chay)… Tất cả được dâng lên ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở ban thờ khác hay ban chính điện. Tuyệt đối không được sắm các hình nhân thế mạng để mang lên chùa.

Với những ai đã “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” ỏ chùa thì cần sắm thêm lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của trụ trì nhà chùa hoặc sư ông, sư bác trong chùa.

  Những điều cần biết về lễ tiết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)

Hành lễ ở chùa thứ tự như sau:

Đặt lễ vật dâng thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông đầu tiên.

Tiếp đến đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp hương, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ Chư Phật, Bồ Tát (Việc thỉnh chuông hiện giờ rất ít người làm, thường thì việc thỉnh chuông do các sư trong chùa làm, hoặc những người cần cầu những việc cấp bách mới thỉnh chuông).

Sau khi đặt lễ chính điện xong thì có thể đi dâng hương tại các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu trong chùa có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì nên đến đấy đểđặt lễ, dâng hương và cầu theo sở nguyện của mình.

Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Kết thúc buổi lễ, sau khi đã lễ tạ các ban để hạ lễ thì mọi người thường đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các tăng, sư, trụ trì và công đức theo tùy tâm.

Lưu ý:

Thắp hương chỉ thắp lẻ tuyệt đối không thắp chẵn (3-0-7-9… nén), sau khi thắp hương nên vái 3 hoăc 5 vái.