Đôi điều cần biết về cúng ngày giỗ chính

Cúng ngày giỗ chính

Ngày giỗ chính tức là đúng ngày người chết qua đời. Hàng năm con cháu nhớ đến ngày này để cúng giỗ thường được gọi là kỵ nhật.

Suốt thời gian từ lúc cúng cáo giỗ ngày tiên thường đến hết ngày hôm sau, giỗ chính, bàn thờ lúc nào cũng thắp hương. Tục tin rằng trong suốt thời gian đó tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất, ngự trên bàn thờ, do đó không thể để bàn thờ hương tàn khói lạnh. Từ sáng sớm ngày giỗ chính, con cháu đã phải sửa soạn sẵn sàng mọi thứ, ngoài cỗ bàn để cúng còn phải chuẩn bị cỗ bàn cho khách khứa gia đình họ hàng, thân hữu. Đối với những gia đình giàu có, cỗ bàn làm lớn phải làm từ đêm hoặc từ sáng tinh mơ.

Nếu gia đình mổ bò hoặc mổ lợn, thì chiếc thủ bò hoặc thủ lợn phải dành để thờ Thổ công trong ngày giỗ. Ngày giỗ chính là ngày gia chủ mời hàng xóm láng giềng, các bậc thuộc vào hàng chú bác người gia trưởng, nhưng không thuộc bổn phận phải làm giỗ, song ở thức bậc cao, nên phải được mời từ sớm trước tiên, còn những người thân thuộc, dù ở bề trên hay bề dưới người gia trưởng có nhiệm vụ phải làm giỗ, bao giờ cũng phải sẵn có mặt từ sáng tinh mơ ở nơi làm giỗ, kể cả vợ con. Ngoài khách của người gia trưởng, những người có nhiệm vụ làm giỗ hoặc gửi giỗ cũng mời một số khách của nhà mình.

  Những điều cần biết về lễ cúng Thần Thổ địa của người Kháng

doi-dieu-can-biet-ve-cung-ngay-gio-chinh-1

Khách khứa tới ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng người đã khuất, thường là vàng hương, trầu, rượu, trà, nến, hoa quả,…khi khách mang đồ lễ tới, con cháu sẽ đón đồ lễ đặt lên phía trên bàn thờ trước khi khách hành lễ.

Khi khách lễ trước bàn thờ bốn lạy, ba vái, thì bản thân gia chủ, hoặc cử đại diện của gia chủ đứng ở đó đáp lễ lại. Lễ bàn thờ xong, khách quay sang vái người đáp lễ. Khách lễ xong, gia đình mời khách vào phòng khách uống nước, ăn trầu, hút thuốc,…

Sau khi khách đã dùng chè thuốc, ăn trầu uống nước xong, người nhà mời khách dự cỗ. Xưa kia mâm cỗ thường dùng cho 4 người (ngày nay thường là 6 người). Mỗi lần đủ 4 người khách, chủ nhà dọn một mâm cỗ mới. Nhưng không phải cứ đủ 4 người nào cũng có thể xếp ngồi chung với nhau được. Khách đàn bà ngồi riêng, đàn ông ngồi riêng (ngày nay thì không phân biệt), người ít tuổi không thể ngồi với người cao tuổi, cùng địa vị xấp xỉ như nhau để mời vào mâm. Để tránh tình cảnh khách khứa quá đông khiến cho gia chủ không phục vụ kịp, do vậy mà khách thường được mời thành từng đợt cho từng đối tượng xấp xỉ nhau về địa vị, tuổi tác.

Thường thì giỗ cha mẹ làm to, mỗi đời xa hơn thì kém đi. Giỗ các cụ hoặc giỗ những người không thuộc hàng quan trọng (thứ bậc thấp trong gia đình), thường làm cỗ đơn giản, không mời nhiều người mà chỉ mời con cháu trong nhà.

  Những điều cần biết về lễ Phật Đản

Sau khi đã bày cỗ bàn xong, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào chiếu trải trước bàn thờ để chuẩn bị lễ.

Gia chủ đứng thẳng chắp tay giơ cao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, quỳ gối phải rồi quỳ gối trái xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay đang chắp (thế phủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co hai tay vẫn chắp lên trước ngực, co đầu gối phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu, sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải đứng dậy.

Trong suốt thời gian giỗ chính, bàn thờ luôn luôn thắp sáng để khách khứa tới lễ. Buổi chiều, khi khách đã vãn, gia trưởng cúng thêm tuần rượu nữa, cũng có khi tuần cỗ nữa rồi lễ tạ, xin hóa vàng mã.