Những điều cần biết về lễ tiết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)

Lễ tiết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)

le-tiet-han-thuc1

Tiết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3, đây là Tết ăn đồ nguội, nghĩa là phải nấu đồ lễ từ hôm trước, còn đến ngày này thì cấm lửa. Theo truyền thuyết dân gian, tiết Hàn Thực bắt nguồn từ việc kỷ niệm Giới Tử Thôi vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Giới Tử Thôi là bầy tôi trung thành của vua Văn Công nhà Tấn từ lúc Văn Công phải long đong lận đận bôn tẩu khắp mọi nơi, hết chạy sang nước Địch lại trốn sang nước Vệ, nước Tề, nước Sở. Suốt 19 năm gian khổ nhưng khi thành nghiệp lớn, Tấn Văn Công lại quên công đầu của Giới Tử Thôi.

Tử Thôi không oán hận mà tủi phận bỏ về nhà, cõng mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn. Sau này Văn Công nhớ ra cho người tìm kiếm Tử Thôi nhưng không thấy. Vua Tấn biết Tử Thôi ở Miên Sơn không chịu ra nên hạ lệnh đốt rừng để buộc ông phải ra. Nào ngờ Tử Thôi và mẹ ông cùng chịu chết cháy ở trong rừng.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm đến ngày 3 tháng – là ngày hai mẹ con Tử Thôi chết cháy thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ ngày hôm trước. Người Trung Quốc thường làm bánh trôi, bánh chay để hôm sau ăn tránh việc nổi lửa là tưởng nhớ một vị trung thần.

  Những điều cần biết về văn khấn trong tang lễ

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Hoa song đã được Việt Hóa từ lâu đời, là sự dung hợp tế nhị nên nó được tồn tại, mặc dù không phải phạm vi trên cả nước.

Người Việt cũng làm bánh trôi, bánh chay trong dịp tết ngày mồng 3 tháng 3 và cả các dịp Tết Đoan Ngọ, rằm tháng 7. Song người Việt ăn bánh trôi, bánh chay lại liên tưởng đến hội đền Hùng mồng 10 tháng 3, hoặc hội đền thờ Trưng Nữ Vương ở Hát Môn ngày 5 tháng 3. Ở đây người ta làm những mâm bánh trôi gồm 100 chiếc, tưởng nhớ đến chuyện bà Âu Cơ đẻ trăm trứng, nở 100 con từ buổi bình minh lịch sử.

le-tiet-han-thuc

Người ta nghĩ ngay đến chuyện Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh quân Nam Hán phải bảy nổi ba chìm và phải trầm mình xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dù vì nguyên do gì đi chăng nữa thì chuyện tết Hàn Thực vẫn có ý nghĩa trong cộng đồng dân tộc Việt, cộng đồng cư dân vùng Đông Nam Á.

Vào ngày này trên bàn thờ Gia tiên, trên mâm cỗ tại đền thờ hay ở một số chùa chiền người ta thường dâng cúng bánh trôi, bánh chay.

VĂN KHẤN TẾT HÀN THỰC

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng chư vị Tôn thần.

– Cọn kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô dì, tỷ muội, họ nội, họ ngoại.

n chủ (chúng) con là:…………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng 3 năm………..gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ thành tâm sắm lễ, quả cau, trầu, hương hoa trà quả đốt nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ Phương, Long Mạch Tài thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các vị Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……..cúi xin thương xót con cháu, giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chủ chúng con được vạn sự tốt lành. Luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!