Đôi điều cần biết về cúng ngày giỗ thường

Cúng ngày giỗ thường

Sau ngày giỗ hết, tức là từ năm thứ ba trở đi, ngày giỗ hàng năm là ngày giỗ thường, còn gọi là cát kỵ, hay kỵ nhật.

Cát kỵ là ngày giỗ lành. Qua năm đầu là giỗ tiểu tường, năm thứ hai là giỗ đại tường, người chết vẫn còn nằm dưới huyệt hung táng, tức là táng lúc đầu tiên. Sau lễ đại tường con cháu sẽ làm lễ cát táng, tức là lễ bốc mộ, đem hài cốt của người chết vào tiểu nhỏ đưa táng vĩnh viễn ở một số nơi khác. Lần táng này gọi là cát táng. Những ngày giỗ sau ngày cát táng gọi là cát kỵ, hay gọi là giỗ thường.

doi-dieu-can-biet-ve-cung-ngay-gio-thuong-1

Sở dĩ gọi là cát kỵ, ngoài ý nghĩa như nói ở trên, còn có lý do đây là dịp con cháu tụ họp để cúng lễ người đã khuất tỏ lòng thành kính. Hơn nữa trong thời gian hung táng, con cháu còn lo sợ vong hồn người khuất bị trùng quỷ xuất nhiễu, trong nhà lục đục, khi đã cát táng, không còn trùng quỷ nào có quyền hành đối với người đã khuất nữa.

Ngày giỗ thường để kỷ niệm người thân qua đời quả là một ngày giỗ có ý nghĩa cao cả, tốt đẹp, hơn nữa ngày cát kỵ không còn tiếng khóc tiếng kèn, hay mặc tang phục như ngày giỗ đầu, giỗ hết, đơn thuần chỉ là một dịp tưởng nhớ người đã khuất.

  Những điều cần biết về lễ khai sinh đặt tên của người Raglay