Những điều cần biết về lễ khai hạ (hay còn gọi lễ hạ cây nêu)

Lễ khai hạ (hay còn gọi lễ hạ cây nêu)

Tết Nguyên đán kết thúc bằng lễ Khai hạ cũng đồng thời làm lễ hạ nêu, diễn ra vào ngày mồng 7 Tết.

le-khai-ha1

Xưa kia, nhà nào cũng trồng một cây nêu trước nhà trong mấy ngày Tết. Cây nêu được dựng bằng một cây tre cao, thẳng, cành tre chung quanh được chặt hết, chỉ để lại cành cao nhất trên ngọn. Ngọn tre được buộc một dải phướn màu đỏ, vàng. Ông cha ta quan niệm rằng, khi mặt trời lên, bóng cây nêu in đến đâu trên mặt đất – đó chính là khu vực của người, ma quỷ không dám bén mảng tới, để con người yên ổn ăn Tết vui vẻ.

Theo sách Phương sóc chiêm thú cùng một số địa chí thì ngày mồng 1 là ngày của giống gà, mồng 2 là ngày của giống chó, ngày mồng 3 là ngày của giống lợn, ngày mồng 4 là ngày của giống dê, ngày mồng 5 là ngày của giống trâu, mồng 6 là ngày của giống ngựa, mồng 7 là ngày của giống người và mồng 8 là ngày của thóc (lúa).

le-khai-ha

Đây vốn là lối bói: nghiệm đầu tháng Giêng, 8 ngày này, hễ ngày nào tạnh ráo thì giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Cho nên đến ngày mồng 7, thấy trời sáng sủa, không mưa gió, người ta cho rằng cả năm con người sẽ được mạnh khỏe, do đó tổ chức ăn mừng. Sau này dù có trời mưa, cứ mồng 7 là tổ chức tiệc ăn mừng. Lễ vật dâng cúng là cỗ mặn với đầy đủ các món. Đây là nữa ăn Tết cuối cùng nên con cháu thường tụ tập đông đủ.

  Những điều cần biết về Tết Trung Thu