Tế thần – Nghi lễ thờ cúng Thành hoàng tại đình

Một trong những nghi lễ quan trọng ở đình làng là Tế thần. Tế là cúng theo một nghi thức long trọng có âm nhạc. “Tế thần” người ta còn gọi là “Tế kỳ phúc” để cầu cho dân làng bình an.

te-than-nghi-le-tho-cung-thanh-hoang-tai-dinh-2

Gần đây, những làng mà trước có truyền thống tế thì gần như đã phục lại hết. Tuy nhiên, một số nơi tế sai động tác, bởi vì một thời gian dài ở các làng quê tế đã bị lãng quên (thậm chí có khi còn bị cấm đoán), nay những người biết tế còn rất ít, chỉ dựa vào trí nhớ thì không đảm bảo được nguyên bản. Chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tắt về tế truyền thống của dân ta để mọi người tham khảo:

Tế phải có người đứng mạnh bái – gọi là chủ tế, 2 hoặc 4 người bồi tế (đông xướng, tây xướng), hai người nội tán (để dẫn người chủ tế khi ra vào và trợ xướng), và 10 tới 12 người chấp sự (những người đứng hai bên phụ trách việc dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc (chúc văn), đọc chúc…)

Sau những nghi thức thắp nhang trên hương án và các bát hương tại các vị trí thờ tự thì buổi tế bắt đầu.

Khởi sự tế, một người rung lên 3 hồi trống.

Người Đông xướng, xướng lên: Khởi chinh cổ!

Hai người chấp sự đứng hai bên lập tức đi vào chỗ giá chiêng, trống. Một người đánh 3 hồi chiêng, người kia đánh 3 hồi trống, rồi cùng vái và đi ra.

Người Đông xướng lại xướng: Nhạc sinh tựu vị!

Phường bát âm tấu nhạc và cùng đánh trống nổi lên một lúc.

  Những điều cần biết về lễ tiết Hàn Thực (ngày 3 tháng 3)

Tiếp đó lại xướng: Củ soát tế vật (tức là kiểm soát lễ vật)!

Hai người chấp sự, một người cầm nến, một người cầm cái ống để cắm bó hương, rồi dẫn chủ tế vào tận nội điện để kiểm tra thêm một lần nữa các đồ tế lễ dâng thần đã đầy đủ chưa, đã thành kính và có thiếu gì không. Sau khi xong, lui ra. Khi vào bên phải, khi ra theo bên trái, bước chân đi cũng theo nghi thức – gọi là “Xuất Á”, “Nhập Ất”.

Rồi xướng tiếp: Ế mao huyết!

Một người cầm đĩa đựng một ít huyết và ít lông trâu, bò đổ đi.

Rồi lại xướng: Chấp sự giả tư kỳ sự!

Nghĩa là những người chấp sự, ai được cắt cử phụ trách việc gì thì tập trung vào việc ấy.

Người xướng lại xướng tiếp: Tế chủ giữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở!

Lúc đó người chủ tế và các chấp sự cùng đến chỗ cạnh hương án. Tại đó có một chiếc kỷ trên đặt một chậu nước và treo một cái khăn.

Lại xướng: Quán tẩy!

Người chủ tế rửa tay vào chậu nước.

Xướng tiếp: Thuế cân!

Người chủ tế lấy khăn lau tay.

Người chủ xướng lại tiếp: Bồi tế viên tựu vị!

Những người bồi tế bước vào đứng vào hàng chiếu quy định của mình. (Bốn chiếc chiếu đã được trải sẵn trước hương án – dùng cho việc tế, được đánh số từ 1 đến 4).

Lại xướng: Chủ tế viên tại vị!

Lúc này chủ tế lui về chiếu quy định của mình theo đúng vị trí.

Lại xướng: Thượng hưởng!

Lúc đó hai người chấp sự: Một bưng 1 hương, một bưng hộp trầm đem đến trước mặt chủ tế. Chủ tế bỏ trầm vào 1 hương, đốt lên rồi hai tay nâng 1 nén hương vái một vái. Tiếp đó đưa nén cho người chấp sự mang vào dâng đặt ở hương án giữa.

  Một số lễ truyền thống trong đám tang

Người xướng lại xướng tiếp: Nghinh thần cúc cung bái!

Tất cả chủ tế và bồi tế đều đứng cả lên.

Lại xướng: Bái!

Chủ tế và bồi tế lại làm như trước.

Xướng: Hưng!

Chủ tế và bồi tế lại đứng lên.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến 4 lễ.

Lại xướng: Bình thân!

Mọi người đứng lên trong tư thế thật nghiêm trang. Lại xướng: Hành sơ hiến lễ!

Làm lễ dâng rượu lần đầu.

Xướng tiếp: Nghệ tử tôn sở, tư tôn giá cử mịch!

Chủ tế bước tới chỗ án để rượu, lúc đó người chấp sự mở cái miếng trên mâm đài ra.

Rồi lại xướng: Chước tửu!

Rượu được rót ra.

Kế lại xướng: Nghệ đại Vương thần vị tiền!

Hai người nội tán chủ tế lên chiếu nhất.

Lại xướng: Quỵ!

Chủ tế và bồi tế đều quỳ cả xuống.

Lại xướng: Tiến tước!

Một người chấp sự dâng đài rượu ra cho chủ tế. Chủ tế vái một vái rồi giao trả đài rượu cho người chấp sự.

Xướng tiếp: Hiến tước!

Các vị chấp sự đi hai bên, hai tay nâng cao đài rượu đi vào nội điện. Xong, trở ra.

Lại xướng: Hưng, bình thân, phục vị!

Chủ tế và bồi tế cùng phục xuống rồi đứng dậy. Chủ tế lui ra chiếu ngoài.

Xướng: Độc chúc!

Hai người chấp sự vào bàn trong kính cẩn bưng văn tế ra. (Văn tế phải do một bậc đại khoa hoặc một người văn tự trong làng, có chân trong Ban tư vấn, được dân làng cử ra để soạn bài văn tế thần. Văn tế soạn xong, được đặt trên long đình rước rất tôn nghiêm về đình làng).

  Những điều cần biết về lễ tiết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5)

Lại xướng: Nghệ độc chúc vị!

Người chủ tế và bồi tế hai người bưng chúc, đọc chú đều quỳ cả xuống.

Lại xướng: Chuyển chúc!

Người bưng chúc đa cho chủ tế. Chủ tế cầm lấy chúc vái một vái, rồi đưa cho người đọc chúc.

Xướng: Độc chúc!

Đọc xong chúc văn, chủ tế lạy hai lạy rồi ra phía ngoài. Sau đó lại lễ xướng trở lại để dâng hai tuần rượu nữa, gọi là Á hiến lễ và chung hiến lễ.

Sau khi xong cả ba tuần rượu lại xướng: Ẩm phúc!

Hai người chấp sự vào nội điện bưng ra một chén rượu và một khay trầu.

Xướng: Quỵ!

Chủ tế quỳ xuống. Hai người đưa chén rượu, khay trầu cho chủ tế.

Xướng: Ẩm phúc!

Chủ tế bưng lấy chén rượu, vái, lấy tay áo che miệng uống một hơi hết chén rượu.

Lại xướng: Thụ tộ!

Chủ tế cầm khay trầu, vái, rồi ăn một miếng. Sau đó chủ tế lễ hai lễ rồi lui ra chiếu ngoài.

Xướng: Tạ lễ cúc cung bái!

Chủ tế và bồi tế đều cùng lạy tạ 4 lạy.

Lại xướng: Phần chúc!

Người đọc chúc đem văn tế đi hoá (đốt đi).

Xướng: Lễ tất!

Dân làng, du khách thập phương đến dự lễ theo thứ tự trước sau bước vào làm lễ.