Lễ hội Ook om bok của người Khmer

Người Khmer chủ yếu sinh sống ở các tỉnh đồng bằng sông cửu Long, họ có đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú với vài chục lễ nghi trong một năm. Trong đó có ba lễ truyền thống lớn nhất của dân tộc: Lễ Mừng năm mới, mừng tuổi 1 Choi Chnam thmay; lễ cúng ông bà – Lễ Dolta và lễ cúng trăng – Ook om bok. Người Khmer tin rằng, Thần Mặt trăng phù hộ và bảo vệ mùa màng của họ, người có công lớn trong việc phân bổ thời tiết, mùa màng trong năm, giúp cây trồng xanh tốt. Mùa màng của họ được bội thu là nhờ ơn Thần, vì thế họ đã tổ chức những ngày lễ lớn để tưởng nhớ và tạ ơn thần Mặt trăng. Lễ Ook om bok được tổ chức vào đúng ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ngoài những nghi lễ lốn thì hội hè tưng bừng với nhiều hoạt động đã khiến lễ Ook om bok được nhân dân địa phương, khách du lịch thập phương và khách các vùng lân cận háo hức chờ đợi và tham gia. Đặc hiệt là dân chúng chuộng đạo Phật, bởi theo đạo Phật, ánh trăng còn là ánh sáng của Đức Phật Thích Ca.

le-hoi-ook-om-bok-cua-nguoi-khmer-2

Nghi lễ chính được tổ chức vào đúng đêm rằm tháng 10, trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người trong gia đình tập trung tạị sân nhà hoặc sân chùa. Họ bày những mâm lễ lốn gồm nhiều sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu lấ vật phẩm chay như bánh rây, bánh neng, khoai, dừa… Cúng vật quan trọng nhất trong lễ hội này là om bok – côm dẹt. Trước ngày Lễ khoảng hơn một tháng, nhà nhà trong phum đã lo chuẩn bị sản vật này. Từ những hạt lúa còn thoảng hơi sữa trên những bông nếp nẩy, chín tới được những người phụ nữ Khmer khéo léo cắt về đồ, giã thật cẩn thận sao cho cốm thơm dẻo giữ màu vàng tươi như ánh trăng. Trước kia cốm dẹt được người Khmer ăn kèm tép rang hay chuối chín, còn ngày nay chúng được trộn lẫn vói cơm dừa, đường thốt nốt hay đường kính, vừa béo, vừa dẻo, vừa bùi, ăn rất ngon miệng và no bụng trong những ngày trẩy hội.
Khi mặt trăng lên cao và toả sáng, mọi người trong gia đình, làng xóm ngồi quây quần, thắp nến, thắp nhang và rót trà vào các chén mời Thần và khấn vái. Sau đó một cụ già trong gia đình hoặc trong phum sóc đứng ra làm chủ lễ, đại diện mọi người trong làng và gia đình bày tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt trăng, xin cầu phúc, cầu sức khoẻ tốt lành, mưa thuận gió hoà, giúp mọi người tàng gia sản xuất được thuận lợi, mùa màng bội thu. Sau đó, tất cả các con cháu có mặt ngồi chắp tay hưống về mặt trăng để chủ lễ đút cốm (hoặc một sô sản vật khác) vào miệng, vỗ nhẹ lưng chúng và hỏi có mơ ước gì? Từng đứa trẻ lần lượt bày tỏ mong muốn và ước nguyện trong năm tới cũng như tương lai của mình. Và đây cũng chính là mục tiêu, định hướng, niềm tin và hy vọng của người lớn trong năm tới. Người già thường xem những lời ước của trẻ như những điềm báo tương lai mùa tới.

  Những điều cần biết khi cúng cơm cho người đã khuất 

Ngày hôm sau là những ngày hội tưng bừng. Nhộn nhịp nhất là những khu diễn múa, nhạc cổ truyền và đua ghe ngo. Một trong những điệu múa thường gặp nhất tại lễ hội Ook om bok là múa gà. Thường có bốn diễn viên đóng vai và diễn như một vở kịch. Trong đó hai người ăn mặc sặc sỡ như diên viên đoàn hát đóng vai chủ gà. Hai diễn viên nam khoẻ mạnh đóng vai gà.

Họ hoá trang rất công phu thành một con trống, một con mái. Trên đầu đôi mũ có hình gà bằng giấy bồi hoặc đan tre có vẽ đầu gà, mình mặc áo cánh dơi sặc sỡ. Lời hát cất lên, hai con gà bắt đầu múa nhịp nhàng, quyến luyến và quấn quýt lấy nhau rất sinh động, uyển chuyển theo tiếng nhạc khi trầm bổng, khi rộn ràng, thôi thúc.

Trong lễ hội này, tiết mục đua ghe ngo sôi động thu hút đông đảo bà con Khmer và bà con các dân tộc ở các vùng lân cận. Đua ghe ngo hay umtuk, là một lễ hội có từ hàng trăm năm nay ở đồng bằng sông cửu Long. Truyền thuyết kể rằng, vào mùa khất thực nọ, sư sãi đi khắp ngả đường mà không hay một trận lũ lốn đột nhiên ập tối, nước đổ về tràn ngập mênh mông. Các con sóc gọi bầy ding ghe xuồng chở các vị sư về chùa, về sau người dân tổ chức đua ghe ngo để nhớ lại sự việc này. Từ đó đến nay, hội đua umtuk diễn ra hàng năm. Trên vàm sông, ghe chở sư sãi, chở lương thực, chở người xem kéo tới chật dòng sông. Có năm lên tới hàng vạn người đổ về thị xã Sóc Trăng, thành từng nhóm, từng hội. Họ thức từ đêm hôm trước, hát hò, uống rượu suôt đêm, gần sáng thì kéo nhau về tấp nập bên bờ Kinh Xáng, chen cả xuống ghe ngo. Hội đua ghe ngo ngày càng phổ biến và thu hút đông đảo dân chúng tham gia, nó được coi như một môn văn hoá thể thao lành mạnh và cuốn hút.

  Những điều cần biết về lễ dâng sao giải hạn

Các ghe đua tới dự thi tự bắt đôi đua thành từng cặp từng đôi. Trước khi mang tới hội thi, những chiếc ghe ngo được chế tạo, bảo quản trong chùa của sóc. Chiếc ghe ngo được trang trí màu sắc sặc sỡ, dáng đầu đuôi cong vút, oai nghiêm hình con vật trên triếc ghe được chăm chút tinh tế mang biểu tượng, thể hiện tinh thần và niềm tin của phum sóc làm ra nó. Vì thế những chiếc ghe ngo thường xuất hiện với dáng dấp đầu như những con rồng vàng, bạch tượng, bạch mã, sư tử, thân ghe như thân rồng, thân rắn, cá sấu, những chuyên gia sông nưóc dài cổ 20 – 25cm. Mỗi phum sóc thường chọn 55 – 60 con ghe ngo với những thanh niên cường tráng vừa có đức độ vừa có sức khoẻ vào cuộc đua vối quyết tâm đem thắng lợi về cho phum sóc. Xưa kia, chỉ có đàn ông mới được tham gia những cuộc đua ghe ngo và đem vinh dự về cho phum sóc mình, nhưng những năm gần đây với sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển văn hoá, phụ nữ cũng đã được tham dự vào những cuộc đua ghe ngo sôi động mang đậm hoạt động văn hoá cộng đồng của đồng bào Khmer Việt Nam nói chung và Đông Nam Á nói riêng.