Những điều cần biết về ngày giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3)

Giỗ t Hùng Vương (ngày 10 tháng 3)

Sự tích Hồng Bàng thị và nguồn gốc ngày giỗ Tổ

Truyền thuyết Hồng Bàng thị (họ Hồng Bàng) kể rằng, vua đầu tiên của họ Hồng Bàng tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế (vua xứ nóng) họ Thần Nông, con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng năm 2879 (TCN), lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích Quỷ, “Xích” có nghĩa là màu đỏ – màu của phương Nam theo Ngũ hành; “Quỷ” là thần; Xích Quỷ là Thần phương Nam. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía Bắc giáp hồ Động Đình, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theo cha xuống biển, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng Việt Trì ngày nay), 50 người con theo mẹ lên rừng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là vua Hùng. Sự tồn tại của các vua Hùng là một sự kiện lịch sử, ngay cả truyền thuyết Hồng Bàng thị mặc dù ít nhiều mang màu sắc hư cấu song nó đã phản ánh được địa bàn cư trú cổ xưa của các bộ lạc tiền Việt, do vậy nó cũng mang tính lịch sử sâu sắc.

Để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, nhân dân ta đã lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ. Ngày này hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước đổ về Đền Hùng thắp một nén nhang để bày tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của những vị vua đầu tiên của dân tộc.

nhung-dieu-can-biet-ve-ngay-gio-hung-vuong-ngay-10-thang-3-2

Ý nghĩa ngày giỗ T

Bắt đầu từ năm 2000, Nhà nước ta đã chính thức tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi thức quốc gia. Ngày 6 tháng 11 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, theo đó ngày giỗ Tổ Hùng Vương (ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) được xác định là một trong 6 ngày lễ lớn của cả nước. Nghị quyết số 35- NQ/TW ngày 9 tháng 2 năm 2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) tiếp tục khẳng định Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những sự kiện trọng đại của đất nước.

  Những điều cần biết về lễ khai hạ (hay còn gọi lễ hạ cây nêu)

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Câu ca dao trên được lưu truyền từ đời này qua đời khác đã ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam. Đã là người Việt Nam thì dù ở miền xuôi hay miền ngược, đều có chung một ngày giỗ Tổ, điều này rất đặc biệt và hiếm hoi trên thế giới nếu không muốn nói là không có nước nào có. Đối với dân tộc ta vùng đất Tổ ở Phong Châu, Phú Thọ được coi như một “thánh địa”. Giỗ Tổ Hùng Vương là một sinh hoạt tín ngưỡng đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử, văn hoá sâu sắc hướng về cội nguồn dân tộc: trăm con cùng chung một bọc (đồng bào). Đây là biểu hiện thiêng liêng, tập trung nhất, đẹp nhất về tinh thần đoàn kết, ý thức, tình cảm gắn bó cộng đồng, làm nên sức mạnh bách chiến, bách thắng mọi kẻ thù xâm lược trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Có thể khẳng định đó là đạo lý gốc của người Việt. Tinh thần đó được kế tiếp, phát huy từ đời này sang đời khác bằng cả một kho tàng truyền thuyết, kho tàng văn hoá dân gian và văn học thành văn.

     “Nước Nam riêng một góc trời

      Hùng Vương gây dựng đời đời nghiệp Vua

      Phong Châu là chốn kinh đô

      Chia mười lăm quận bản đồ mênh mông

      Trứng Rồng lại nở ra Rồng

      Nghìn con muôn cháu ni dòng Lạc Long”

Cốt lõi, hạt nhân bên trong kho tàng truyền thuyết về các Vua Hùng là đạo lý về nghĩa đồng bào, tình thuỷ chung, son sắt, thờ phụng tổ tiên, xả thân vì sự cố kết cộng đồng vì sự trường tồn bền vững của dân tộc. Trong tác phẩm Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết: “Hùng Vương tiếp ni ngôi vua, dựng nước gọi là Văn Lang. Hùng Vương là con Lạc Long, cháu Kinh Dương Vương, nơi đóng đô là Văn Lang. Truyền nhau 18 đời gọi là Hùng Vương. Và chính ông đã khẳng định chủ quyền quốc gia trên cơ sở nền văn hiến được kiến lập từ thời các vua Hùng:

  Tục ra gà - một nét văn hóa A Chu Hóa, Phú Thọ 

“Như nước Đại Việt ta vốn xưng nền văn hiến đã lâu

      Núi sông bờ cõi đã chia

      Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất non sông, đất nước, dòng dõi, cội nguồn dân tộc luôn luôn là sức mạnh tinh thần cổ vũ, khích lệ đồng bào ta đồng tâm hợp lực làm nên chiến thắng. Thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh, được xây từ cội nguồn lịch sử ấy. Sức mạnh của cội nguồn được nhân lên gấp bội bởi sức mạnh của thời đại. Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, Người đã đặc biệt chú ý việc tuyên truyền, giáo dục “Lịch sử nước ta” nhắc lại cội nguồn dân tộc:

“Dân ta phải biết sử ta

      Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

      Kể năm hơn bốn ngàn năm

      Tổ tiên rạng r anh em thuận hoà

      Hồng Bàng là tổ tiên ta

      Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang

Và ngay trong năm đầu nước nhà giành độc lập, ngày giỗ Tổ đầu tiên của nước Việt Nam mới – tháng 3 (âm lịch). Năm 1946, với tư cách là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đích thân lên Đền Hùng để thay mặt Nhà nước dâng hương cáo Tổ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ dâng hương cùng với lễ vật là một tấm bản đồ Việt Nam và một thanh gươm, báo cáo với Tổ tiên đất nước vừa thoát khỏi ách ngoại xâm, giành được độc lập. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn thắng lợi, trước khi cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong về tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 16/9/1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ngày nay, dân tộc Việt Nam chúng ta hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước, cả nước tiến tới mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vị thế và uy tín của dân tộc Việt Nam không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế. Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, dân tộc làm lễ giỗ Tổ với tấm lòng biết ơn sâu sắc. Đây là dịp để khích lệ, cổ vũ lòng tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, về các giá trị cao đẹp của nền văn hiến Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, về tính thống nhất dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đây cũng là dịp để mỗi người chúng ta tìm về cội nguồn dân tộc, cội nguồn sức mạnh, tiếp thêm sức lực vững bước trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lựa chọn.

  Đôi điều cần biết về tục thờ cúng của người Nùng