Những điều cần biết về lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch còn gọi lễ Ngâu. Tháng 7 mưa nhiều, rả rích suốt ngày này sang ngày khác nên người ta gọi là mưa Ngâu.

nhung-dieu-can-biet-ve-le-tich-1

Ngoài trời mưa tầm tã, liên miên, như gợi nỗi buồn man mác, nhiều cụ già đã kể lại tích mưa Ngâu cho cháu nghe:

Chức Nữ là con gái của Ngọc Hoàng, vừa có nhan sắc vừa có tài dệt vải, thêu thùa may vá. Ngưu Lang tuy là người chăn trâu nhưng có tâm hồn thi sĩ, có tài làm thơ. Hai người yêu nhau tha thiết và được Ngọc Đế cho phép nên vợ nên chồng.

Ngưu Lang – Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau, lạí quá đắm đuối bởi tình yêu, sao lãng công việc cửi canh, thêu thùa, cũng như văn bài hàng ngày. Đến như đàn trâu cũng không lo chăm sóc.

Trước lầm lỗi ấy, Ngọc Đế đày hai người ở hai bờ sông Ngân và một năm cho quạ bắc cầu ô Thước để Ngưu Lang – Chức Nữ hội ngộ một lần. Hai người gặp nhau khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt ấy đã tạo nên các trận mưa tầm tã ở cõi trần vào tháng 7.

Sách Tục Tề hài ký lại ghi: “Ở phía Đông Ngân Hà có Chức Nữ là cháu của Ngọc Hoàng, ngày này sang ngày khác chăm chỉ dệt vải không nghĩ đến chuyện điểm trang. Vua Tròi thương cô quạnh bèn gả cho Khiên Ngưu Lang ở phía Tây Ngân Hà. Từ khi hai người lấy nhau, Chức Nữ mải vui duyên chồng vợ, biếng nhác công việc. Vua giận bắt trở lại phía Đông sông Ngân, chỉ cho gặp nhau vào đêm 7 tháng 7 ở phía Tây bờ (cho quạ bắc cầu Ô Thước) nên khi gặp nhau tình tự khóc lóc như mựa…”

  Những điều cần biết về lễ Nguyên Tiêu

Lễ Thất tịch hiện nay ít người thực hiện. Ớ thành thị một số gia đình đêm 7 tháng 7 vẫn giữ lệ này. Nhưng họ chỉ hương hoa lễ trời, cầu cho mình và cầu mong cho Ngưu Lang – Chức Nữ hạnh phúc, rồi quây quần giải thích chuyện mưa Ngâu.