Tục thờ cúng của người Mông dịp đầu xuân

Tục th cúng của người Mông dịp đầu xuân

Trong tín ngưỡng truyền thống, thì nét tương đồng của người Mông với các dân tộc khác là cứ mỗi độ xuân về, người dân tộc Mông dù làm ăn ở xa cũng nhớ ngày Tết cổ truyền của mình mà về thắp hương tổ tiên, mong các cụ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi.

Người Mông đón Tết cũng giống như người Kinh, họ chuẩn bị cho Tết vào trước ngày 30 tháng 12 âm lịch như: dọn nhà cửa, sửa sang thay mới ban thờ và làm bánh dày… Bàn thờ của người Mông mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện nét độc đáo, giản dị như cuộc sống của họ.

Bàn thờ để chính giữa hướng ra cửa chính, chỉ có một bát hương. Ở bàn thờ, người Mông dùng một tờ giấy bản to dán lên tường rồi dán giấy đỏ và các tờ giấy gấp các màu nhỏ hơn biểu tượng cho sức khỏe.

Mỗi lần thắp hương cúng tổ tiên, người Mông đem bàn gỗ ra để các vật thờ lên trên đó, ngoài con gà, 3 chiếc bánh dày thì các vật dụng lao động thường ngày được quấn giấy đỏ, để thành đống gần đó. Người Mông quan niệm những vật dụng đó cũng như con người, cũng phải để nó nghỉ.

Ngoài ra, người Mông còn thờ 2 bếp chính, thắp hương liên tục 3 ngày để thần bếp giúp họ luôn giữ ngọn lửa, xua đuổi tà ma và thú dữ. Trong hình thức tín ngưỡng truyền thống của người Mông thì việc thờ cúng tổ tiên tương đối phát triển, đó là yếu tố không thể thiếu trong phong tục tập quán của người Mông, tín ngưỡng tôn giáo đã hòa quyện với các lễ thức hội hè tạo nên những sắc thái phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mông.

  Những điều cần biết về ngày giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3)

tuc-tho-cung-cua-nguoi-mong-dip-dau-xuan-1

Thờ cúng tổ tiên thực ra là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đã khuất, với niềm tin rằng tổ tiên sẽ che chở cho con cháu đang sống. Những người đã khuất trong vòng ba đời trở lại (cụ, ông, cha) được thể hiện trong bài khấn tổ tiên như cúng ma trâu, cúng năm mới, lễ cơm mới.

Chủ nhà gọi tên từng người thuộc 3 thế hệ đã khuất (một số nơi thì mời tất cả những người đã mất về cùng dự chỉ trừ những người chết do tự tử) trở về ăn Tết với con cháu, phù hộ con cháu làm ăn phát đạt, khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật.

Người Mông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh. Tổ tiên thuộc loại ma lành phù hộ cho con cháu, tuy nhiên nếu không cúng cẩn thận thì tổ tiên sẽ bắt phạt, làm cho con cháu ốm đau hoặc đôi khi tổ tiên về đòi trâu.

Nơi cư trú của tổ tiên cũng giống như nơi cư trú của con cháu ở dưới thế giới trần tục, ở đó họ cũng cư trú theo dòng họ, gia đình. Bàn thờ là nơi có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống các ma nhà người Mông, nó gắn liền với ý niệm giàu có đặc biệt là tiền bạc, vị trí thờ xử ca ở một tấm ván hậu gian giữa nhà (gắn hai cột tạo nên bàn thờ) xung quanh bàn thờ dán 5 tờ giấy bản, trên bàn thờ gồm một lọ để cắm hương, hai bên là hai chiếc đèn dầu và điểm quan trọng nhất dán một giấy bản màu đỏ nền vàng, bạc.

  Những điều cần biết khi thờ thần Hổ

Cắm 3 túm lông gà bôi ít máu gà lên tờ giấy bản, cứ vào dịp Tết (sáng 30 Tết) gia chủ lại thay một lần, cũng trong ngày đó gia chủ làm một cái chổi tre (3 ngọn tre) để quét đi những gì không may mắn hơn năm cũ đi và cầu mong năm mới sẽ gặp nhiều thuận lợi may mắn hơn năm cũ.

Đồ cúng là 3 con gà, trong đó có 1 con để giữa cửa, con này không mua mà để nuôi, một con dùng để cúng, con gà này phải khấn xong mới được mổ khi luộc chín khấn một lần nữa.

Cột chính là vì kèo thứ 2 ngân đầu hồi bên phải với gian giữa. Cột chính là nơi thờ ma lợn, cột tượng trưng cho sự hưng thịnh của gia đình, liên quan đến sức khỏe và vận mệnh của gia đình, cột là nơi thiêng liêng của ngôi nhà vì vậy mà không được dựa vào cột, không được treo quần áo, đồ dùng vào cột chính, khi gia chủ sinh con trai thì nhau thai nhi được chôn ở cột chính, khi chết thầy cúng phải chỉ đường cho linh hồn về nhận lại áo “nhau” ở chân cột chính mang về cho tổ tiên.

Cúng ma cột chính theo quan niệm của người Mông còn nhằm tạ ơn những người xưa đã giúp người Mông qua hoạn nạn để tìm được chữ viết đã mất trước. Còn ma cửa có nhiệm vụ như người lính gác cửa ngăn chặn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, của cải, bảo vệ các hồn ngàn không cho linh hồn của các thành viên trong gia đình bỏ đi. Theo quan niệm của người Mông thì ma cửa thường trú ngụ ở miếng vải đỏ (miếng vải được đóng bằng 3 đồng xu).

  Một số lễ truyền thống trong đám tang

Ma bếp lò theo quan niệm là liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc. Do vậy mà họ kiêng giẫm lên bếp lò, kiêng làm hư hại long lò (long bếp lò được làm bằng đất), kiêng không gõ và đánh vào bếp (vì thế khi lợn chửa, kiêng không lấy tro trong bếp).

Cũng vì những kiêng kỵ đó mà ngày 30 Tết, gia chủ thường lấy lá chuối hoặc lá dong rải lên bếp lò không cho bất kỳ thứ gì rơi vãi trên bếp lò. Ma bếp lửa nằm ngay ở gian đầu tiên đó là nơi tiêu diệt các ma ác, sau lễ gọi hồn người ta ném vào lò những con sâu bọ, hồn bệnh tật vào bếp lửa hồng, người Mông quan niệm làm như vậy trẻ con sẽ không bị bệnh tật và chóng lớn.

Ngoài tín ngưỡng nói trên, đồng bào dân tộc Mông còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao để đón Tết, vui xuân như: đánh quay, kéo co, đẩy gậy, hát dân ca Mông.