Đôi điều cần biết về lễ Chay chung thất 

Lễ Chay chung thất 

Làm chay 49 ngày cũng giống đàn chay cúng vào dịp Tết Trung nguyên để cầu cho tổ tiên. Đàn chay gồm: Tam bảo đặt trên cùng nếu không thay bằng 3 bình hương; tượng tam phủ (Thiên phủ, Đại phủ, Thuỷ phủ); giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, tả hữu có tượng Thiên quan và Thành hoàng. Hai bên kế tiếp đó có Thập Điện Diêm vương; ở giữa phía dưới là Địa ngục. Dưới cùng là bàn thờ chúng sinh. Trước bàn thờ là đàn mộng sơn dựng cao, để chủ lễ làm dấu hiệu siêu sinh cho vong hồn người đã khuất.

doi-dieu-can-biet-ve-le-chay-chung-2

Nghi thức làm lễ chay: 

– Lễ Phật: để cầu từ bi hỉ xá.

– Lễ Tam phủ: xin xoá bỏ mọi tội lỗi.

– Lễ cầu vong: làm lễ để yêu cầu vong hồn người quá cố nhập vào một cô đồng để cho biết ý muốn của vong.

– Lễ phá ngục: mở cửa ngục tha cho các tội nhân.

– Lễ giải oan: để sửa chửa tội lỗi cũ, dứt bỏ dây oan nghiệt.

– Lề phóng đăng (thả đèn), phóng sinh (thả chim hoặc thả cá, tôm, cua, ốc).

Tức là thả đèn trên sông, thả chim lên trời hoặc thả cá, tôm, cua, ốc xuống sông. Lễ này cốt để chuộc tội cho vong người quá cố.

– Lễ cúng cháo: để bố thí cháo cho chúng sinh.

Làm chay đủ lễ phải mất 7 ngày 7 đêm. Nếu làm chay ở chùa, đàn tràng bày trên hết thờ Phật, dưới là Thập điện Diêm vương, rồi đến các thần linh. Tục xưa tin rằng có người chết phải “giờ xấu, chạm tuổi” thì có trùng tang. Người chết bị trùng tra khảo, dẫn về nhà bắt người thân, vì thế cần làm chay cúng để trừ trùng.

  Đôi điều cần biết về tục thờ cúng của người Nùng

VĂN KHẤN LỄ CÚNG 49 NGÀY HOẶC 100 NGÀY

Hôm nay là ngày….tháng….năm…………… (Âm lịch) 

Nhân tuần chung thất (hoặc bách nhật) 

Chúng con cùng toàn gia quyến kính sửa: trầu rượu, cỗ bàn dâng lên cha (mẹ), 

Than ôi! 

Thân phụ (mẫu) đi đâu, vội vàng chi mấy; 

Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay! 

Đời người giấc mộng, hỉnh ảnh phù vân; 

Ngày tựa chim bay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày); 

Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày). 

Cây lặng gió lay, khóc làm sao được; 

Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân. 

Xin cha (mẹ) về thượng hưởng. 

Cẩn cáo!