Đôi điều cần biết về lễ thượng thọ 

Lễ thượng thọ 

doi-dieu-can-biet-ve-le-thuong-tho-2

Đối vối người Việt, theo phong tục xưa, gia đình nào có ông, bà, cha, mẹ thọ 70 tuổi thì làm lễ mừng thọ, 80 tuổi là Thượng thọ, 90 tuổi là Thượng thượng thọ, 100 tuổi là Bách tuế đại thọ. Tập tục này thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng và biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình, rất đáng được trân trọng.

Thời xưa, trong ngày lễ mừng thọ, gia chủ phải có mâm lễ gồm: hương hoa, trà quả cùng lễ mặn đem ra đình lễ thần (gọi là bái tạ thần Hưu) – tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha, mẹ được sống lâu.

Ngày tổ chức ăn mừng, trước hết làm lễ gà xôi, hoặc tam sinh, họặc lợn bò, đem ra đình lễ thánh, gọi là bái tạ thần linh, nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ được sống lâu.

Đến lúc lễ, cha (hoặc mẹ) ăn mặc lịch sự ngồi trên chiếc ghế đặt chính gian giữa cho con cái tế tự lễ bái. Con cháu mỗi người dâng chén rượu mừng thọ, hoặc là dâng quả đào, gọi là bàn đào chúc thọ, lấy điển bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến cho vua Hán Vũ Đế mấy quả đào tiên, nói rằng ăn quả đào ấy thì được trường thọ.

Con cháu lễ bái xong thì cùng ăn mừng mời dân làng và khách khứa, ngày xưa có nhà ăn hai ba ngày, có nhà ăn đến năm bảy ngày.

  Những lưu ý khi khấn tại Chùa