Những điều cần biết về cúng Tết Nguyên đán

Cúng Tết

Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong số các lễ tết cổ truyền của người Việt, về mặt triết lý, Tết này là thời điểm giao thoa Âm – Dương (hai quẻ Càn – Khôn), là thời điểm giao thoa của Thiên – Địa – Nhân, là bước chuyển vận giữa cái cũ và cái mới. Nói cách khác, Tết Nguyên đán là chuyển giao chu kỳ giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu người Việt có thời gian để sum họp: sự sum họp của tất cả các thành viên, sự gặp gỡ của các Gia thần: Táo quân, Thổ công, Tiên sư; sự trở về của các vong linh Tiên tổ.

Ngày mồng 1 Tết là ngày đầu năm mới, là ngày mở đầu mang nhiều ý nghĩa. Buổi sáng các gia đình thường làm cỗ cúng gia tiên, cúng Thổ công, cúng Táo quân. Lệ xưa cứ vào sáng mồng 1, con cháu không phân biệt xa, gần đều phải thắp nhang tổ tiên mừng tuổi ông bà xong, người nào mới làm việc của người đó. Đặc biệt khi đi lối nào thì về lối đó. Có câu: “mồng 1 thì ở nhà cha, mồng 2 nhà mẹ, mồng 3 nhà thầy”. Hàm ý mồng 1 thì thắp nhang bên nội, mồng 2 cúng lễ bên ngoại và mồng 3 thì đi lễ thầy.

cung-tet-nguyen-dan-jpg

Ngày mồng 2, mồng 3 thì đi chúc Tết, hoặc lễ bái vãn cảnh ở đền, chùa, từ đường,… Có nhà ăn tết một ngày, hai ngày, ba ngày,… tùy theo hoàn cảnh gia đình. Có nhà theo nếp cũ ăn Tết tới 7 ngày cho tới lễ khai hạ (hạ cây nêu).

  Lễ bán khoán

Ngày nay, người ta hóa vàng không nhất thiết vào ngày 7 tháng Giêng và thường đi sớm hơn, để phù hợp với hoàn cảnh sống miễn sao có lễ tạ Gia tiên, Gia thần và chư vị Thánh, Thần, Phật để chứng giám cho tấm lòng, đồng thời hy vọng được âm phù cho mạnh khỏe, công tác, làm ăn, buôn bán tiến bộ, phát đạt.

Đối với các gia đình Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán không thể thiếu ngày lễ tạ, việc đèn hương trên ban thờ thường được duy trì đến ngày lễ tạ. Các thứ dâng cúng trừ xôi, thịt,… dễ ôi, thiu còn đều phải hóa vàng mới hạ lễ. Người xưa quan niệm rằng trong dịp Tết các bậc Gia thần và Gia tiên luôn ngự trên ban thờ của mỗi gia đình, nếu đèn hương bị tắt, nhất là hạ lễ vật trước khi lễ tạ là phạm điều bất kính.

cung-tet-nguyen-dan

Ngày mồng 3, 4, 5 làm lễ hóa vàng đưa tiễn tổ tiên. Tuy vậy, đồ lễ ông Táo thì phải đợi đến cuối năm, đến ngày 23 tháng Chạp mới hóa. Ngày mồng 7 mới hạ cây nêu. Xưa kia ông cha ta chọn ngày mồng 7 tháng Giêng làm ngày hóa vàng, bởi lẽ người xưa cho rằng ngày này là ngày của loài người (tức là nhân nhật).