Những điều cần biết về ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan

Rằm tháng 7 âm lịch, người Việt ta có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày lễ xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

nhung-dieu-can-biet-ve-ngay-le-vu-lan-2

Xuất xứ ngày lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp quỷ đói. Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưỏng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) với quan niệm báo hiếu cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân của ông là bà Thánh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm quỷ đói, bị đói khát, hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

  Những điều cần biết về lễ tiết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5)

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “dù ông thần thông quảng đại đến mấy cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Những gia đình có tang gia, đến ngày tết này thường làm lễ cầu siêu cho người quá cố để báo đáp công sinh thành dưõng dục thương yêu cha mẹ lúc sinh thời. Trong ngày lễ Vu Lan người ta mời nhà sư đến đọc kinh 7 ngày đêm – trong dịp này cũng có nơi người ta đốt mã cho người đã khuất.

VĂN KHẤN

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Tổ Tiên nội ngoại và chư vị hương linh!

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm…

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh ra chúng con, gầy dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến này chúng con được hưởng âm đức. Do vậy cho nên nghĩ đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các lễ nghi bày trước linh tọa. Thành tâm kính mời:

  Những điều cần biết về cúng Tết Nguyên đán

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ,…

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo mộc, phảng phất ở trong đất này. Nhận lễ Vu Lan giáng tới linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.