Tìm hiều về một số lễ tục cúng đầu năm

Một số lễ tục cúng đầu năm

Lễ cúng động thổ đầu năm

Trong dịp Tết còn có tục mở đầu công việc năm mới, tùy theo ngành nghề khác nhau, với những cách thức khác nhau.

Với cư dân nông nghiệp, sau những ngày Tết phải làm lễ động thổ là động đến đất, và lễ động thổ là lễ động đến đất. Và sau khi động đến đất phải có lễ cúng Thổ thần.

mot-so-le-cung-dau-nam

Thời xưa, các làng quê Việt Nam, thường thì sau ngày mồng 3 Tết đều tổ chức lễ động thổ, để cho dân làng có thể cuốc xới ruộng vườn tăng gia sản xuất.

(Người buôn bán thì mở cửa hàng; người làm việc chữ nghĩa thì khai bút; quan lại, công chức thì khai ấn).

Ngày nay, thời gian làm lễ không có ấn định rõ ràng. Tùy người, tùy tuổi mà chọn cho phù hợp. Có thể ngày mồng 1 Tết mở cửa hàng bán một vài thứ để lấy ngày, hay người làm công việc chữ nghĩa viết một cái gì đó để lấy may,…

Tục mở hàng đầu năm

Đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôn sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ sĩ có ngày khai bút, nhà nông có ngày khai canh, làm thợ có ngày khai công, người làm nghề buôn bán có ngày mở hàng.

Theo tâm lý chung mọi việc khởi đầu đều khó khăn, mà “Đầu xuôi thì đuôi lọt!”. Riêng trong nghề buôn bán lại càng bấp bênh, có ngày mua may bán đắt, có ngày ngồi suốt buổi chẳng ai ngó tới, có tháng lời lãi nhiều, lợi lộc lớn, có tháng thua lỗ “mất cả chì lẫn chài”, vì vậy không những chọn ngày mở hàng đầu năm, mà cả đầu tháng, đầu tuần, từng ngày còn phải để ý đến chuyện mở hàng: Mở hàng vào lúc nào? Bán cho ai “Nhẹ vía” để cả ngày bán đắt hàng?

  Những điều cần biết về cách cúng giỗ của người theo đạo Phật

mot-so-le-cung-dau-nam2

Thông thường muốn được đông khách đến mua thì thái độ người bán hàng phải niềm nở, vồn vã, ân cần, bán giá thấp hơn bình thường một chút để được đông khách và giữ được chữ Tín đứng hàng đầu. Song có người lại tưởng nhầm bán mở hàng phải bán cho đắt, người mua mặc cả chê đắt không mua bỏ đi, rốt cuộc ngồi lì suốt buổi không ai hỏi đến, thậm chí còn có thái độ và lời nói không được văn minh, cho là tại người mở hàng nặng vía, chửi rủa ngầm và “Đốt vía” người mở hàng. Người bán hàng như vậy không biết rằng: Chính mình là người nặng vía nhất.

Ngày trước người ta muốn đi chợ sớm để được mua mở hàng có giá rẻ hơn chút ít, nhưng ngày nay nhiều người ngại mở hàng vì sợ vướng phải hạng người không biết mình bán hàng nặng vía lại đòi “Đốt vía” người mua mở hàng.